Calcium

Calcium là một khoáng chất có nhiều nhất, chiếm khoảng 1.5 – 2% thể trọng, trong đó xương chứa đến hơn 99% toàn bộ lượng calcium của cơ thể. Bên cạnh vai trò chính là cấu trúc và duy trì xương và răng, calcium cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong hoạt động của hệ thống các en zyme. Sự co cơ, phóng thích chất dẫn truyền thần kinh, duy trì nhịp tim bình thường, quá trình đông máu,... đều chịu ảnh hưởng của calcium.

Nguồn thực phẩm

Nguồn calcium chủ yếu là các sản phẩm bơ sữa. Thực phẩm nguồn gốc thực vật chứa nhiều calcium như đậu hũ, cải xoăn, rau bina (spinach), củ cải trắng, và trong nhiều loại rau xanh khác (xem bảng 1). Calcium trong rau bina được hấp thu kém, nhưng ngược lại cải xoăn lại là nguồn thực phẩm rất tốt cho sự hấp thu calcium. Thực tế, tỷ lệ hấp thu calcium từ cải xoăn còn tốt hơn cả sữa, nên có thể dùng để thay thế calcium từ sữa. Các loại rau khác trong họ cải cũng cung cấp nhiều calcium tương tự như cải xoăn.

Dấu hiệu thiếu hụt và triệu chứng

Thiếu hụt calci ở trẻ em có thể dẫn đến chứng còi xương, đây là nguyên nhân dẫn đến việc chậm phát triển và dị dạng xương. Ở người trưởng thành, sự thiếu hụt calci có thể dẫn đến chứng nhuyễn xương (mềm xương). Calci trong máu thấp trầm trọng có thể dẫn đến sự co cứng cơ và bị chuột rút. Dinh dưỡng thiếu calci cũng góp phần vào việc cao huyết áp, loãng xương và ung thư đại tràng.

Bảng 1. Thành phần calcium trong một số thực phẩm, tính bằng mg/100g.

Tảo bẹ 1,093 Sữa chua (Yogurt) 120 Nho đen Hy Lạp

Pho-mat Cheddar 750 Cám lúa mì 119

Bột Carob 352 Sữa 118

(thay cho hạt chocolate) Bột kiều mạch(sống) 114

Tảo dun 296 Hạt mè(bóc vỏ) 110 Mận khô

Lá collard 250 Oliu, chín 106

Cải xoăn 249 Bông cải xanh 103

Quả hạnh nhân 234 Quả óc chó (ở Anh) 99

Men bia 210 Phó mát (làm từ sữa) 94

Cây ngò Tây 203 Đậu nành (nấu chín) 73

Cây bồ công anh 187 Quả hồ đào pêcan 73

Trung Quốc (vùng Missisipi)

Quả hạch Brazil 186 Mầm lúa mạch 72

Cải xoong 151 Đậu phụng 69

Sữa dê 129 Rau diếp Hy lạp 68

Đậu hũ 128 Quả mơ (khô) 67

Quả sung (khô) 126 Củ cải Thụy Điển 66

Hạt hướng dương 120 Nho khô 62

Lợi ích

Calci giúp cho xương khỏe mạnh và có lẽ là yếu tố bảo vệ giúp cơ thể chống lại cao huyết áp và ngăn ngừa ung thư đại tràng.

Dạng hiện có

Khẩu phần khuyến cáo đối với Calcium

Khẩu phần khuyến cáo

Khẩu phần khuyến cáo đối với Calcium

Nhóm Miligrams

Nhũ nhi

Dưới 6 tháng tuổi 400

6 – 12 tháng 600

Trẻ em

1 – 3 tuổi 800

4 – 6 tuổi 800

7 – 10 tuổi 800

Người trẻ và người trưởng thành

Nam 11 – 24 tuổi 1.200

Nam hơn 24 tuổi 800

Nữ 11 – 24 tuổi 1.200

Nữ hơn 24 800

Nữ có thai 1200

Nữ thời kỳ cho con bú 1200

Vài nghiên cứu cho thấy một vài chế phẩm bổ sung calci có thể chứa cả chì. Chì là một kim loại độc, ảnh hưởng nhiều lên não, thận, và quá trình sản xuất hồng cầu. Ngộ độc chì là một dấu hiệu đáng lưu ý ở các nước công nghiệp như Mỹ. Nồng độ chì trong cơ thể liên quan trực tiếp đến chỉ số IQ và hành vi bạo lực. Nồng độ chì càng cao, chỉ số IQ càng thấp và càng có nguy cơ phạm tội hoặc hành vi bạo lực. Chì là vấn đề chính đối với trẻ em. Năm 1988 cơ quan quản lý bệnh tật và độc chất tại Hoa Kỳ ước đoán rằng hơn 2 triệu trẻ em dới 12 tuổi (chiếm 17% trẻ em trong độ tuổi này) có nồng độ chì trong máu cao ở mức không chấp nhận được.

Năm 1981, Cục Quản Lý Dược và Thực Phẩm Hoa Kỳ FDA cảnh báo cộng đồng hạn chế bổ sung calci từ khoáng chất hoặc xương bởi vì nồng độ chì cao trong các cế phẩm bổ sung calci này. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng nguồn cung cấp calci khác, như là carbonate và các chelate, có lẽ cũng chứa nhiều chì.

Các nhà nghiên cứu đã đo nồng độ chì trong 70 nhãn hiệu chế phẩm chứa calcium để xác định mức độ phổ biến của chì trong các chế phẩm này. Kết quả cho thấy thành phần chì vẫn còn là mối lo ngại lớn trong nhiều chế phẩm. Người ta chia 70 nhãn hiệu này vào 5 nhóm sau:

· Calcium carbonate tinh chế trong phòng thí nghiệm (n=17)

· Calcium carbonte chưa tinh chế nguồn gốc từ đá vôi hoặc vỏ hàu (n=25)

· Calcium gắn với các loại chelate hữu cơ, như citrate, gluconate, lactate,...(n=13)

· Dolomite (n=9)

· Bột xương (n=6)

Sau đây là kết quả (microgram chì cho mỗi 800mg Calcium ):

· Calcium carbonate tinh chế : 0.92

· Calcium chelate : 1.64

· Dolomite: 4.17

· Calcium carbonate không tinh chế: 6.05

· Bột xương: 11.33

Với mức khuyến cáo là 1mcg chì/ 800mg calcium, không có sản phẩm dolomite và bột xương nào đạt tiêu chuẩn, và chỉ có 2 trên tổng 25 chế phẩm calcium carbonate không tinh chế có mức chì phù hợp. Nhóm calcium không tinh chế có thành phần chì rất thay đổi; ngoại trừ 2 sản phẩm chứa chì rất ít, còn lại hầu hết đều có mức chì cao, thậm chí một sản phẩm chứa chì đến 25mcg/800mg calcium.

Trẻ em từ 6 tuổi trở xuống có mức dung nạp chì toàn bộ ít hơn 6mcg/ngày, nên cần phải sử dụng các chế phẩm bổ sung calcium carbonate tinh chế hoặc chelate. Calcium chelate, đặc biệt là calcium citrate, được hấp thu tốt hơn calcium carbonate; do vậy, một chế phẩm có calcium gắn với citrate, gluconate, hoặc một số các phân tử hữu cơ khác là tốt nhất. Đối với trẻ lớn và người trưởng thành cũng vậy.

Nên tránh dùng các sản phẩm calcium tự nhiên từ vỏ hàu, bột xương và dolomite trừ khi nhà sản xuất cung cấp thông tin đảm bảo chắc chắn về mức chì không đáng kể trong sản phẩm của họ. Các sản phẩm calcium carbonate tinh chế chứa lượng chì ít nhất, nhưng các dạng calcium chelate được hấp thu hiệu quả hơn.

Sự hấp thu calcium phụ thuộc vào mức độ ion hóa calcium ở ruột. Sự ion hóa calcium là một vấn đề quan trọng đối với calcium carbonate, dạng chế phẩm cung cấp calcium phổ biến nhất.

Để được hấp thu, calcium carbonate trước tiên phải được hòa tan và ion hóa bởi acid dạ dày. Nhiều nghiên cứu trên những người phụ nữ sau mãn kinh cho thấy khoảng 40% phụ nữ trong nghiên cứu thiếu hụt acid dịch vị trầm trọng. Bệnh nhân với ít acid dịch vị chỉ có thể hấp thu khoảng 4% calcium carbonate uống, nhưng bệnh nhân với acid dịch vị bình thường có thể hấp thu tới 22%. Những bệnh nhân có tình trạng tiết acid dịch vị thấp cần dạng calci dễ hòa tan, dễ ion hóa, như calcium citrate, calcium lactate, hoặc calcium gluconate.

Nguyên tắc sử dụng

Chế phẩm bổ sung calci được sử dụng ưu tiên trong điều trị loãng xương, cao huyết áp và thai kỳ.

Loãng xương

Loãng xương còn có nghĩa là “xốp xương”. Căn bệnh này ảnh hưởng đến hơn 2 triệu người dân Mỹ. Thông thường, cả hai giới tính đều phải chịu đựng tình trạng suy giảm khối lượng xương sau tuổi 40, nhưng phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn. Có nhiều yếu tố dẫn đến việc mất xương trầm trọng nhưng loãng xương ở thời kỳ mãn kinh là thường hay gặp nhất. Có khoảng 1⁄4 phụ nữ mãn kinh bị loãng xương.

Mặc dù toàn bộ khung xương có thể liên quan đến loãng xương trong giai đoạn mãn kinh nhưng mất xương thường xảy ra ở cột sống, xương chậu và các xương sườn. Các xương này rất nhạy cảm với cảm giác đau, dễ dị dạng và dễ rạn nứt vì chúng phải chịu đựng trọng lượng của cơ thể. Ít nhất 1.5 triệu ca rạn nứt xương xảy ra hằng năm là kết quả của loãng xương. Trong đó có 250 nghìn ca rạn nứt xương chậu, là những rạn nứt nặng nề. Tỉ lệ chết trong rạn nứt xương chậu là 12% đến 20% và sẽ sứu sống được phân nửa nếu được điều trị sớm và lâu dài trong bệnh viện. Gần 1/3 phụ nữ và 1/6 nam giới sẽ bị rạn nứt xương chậu trong suốt cuộc đời họ.

Các yếu tố nguy cơ loãng xương chính ở phụ nữ

Một số điều kiện dẫn đến loãng xương ở phụ nữ là :

  • Mãn kinh
  • Người da trắng hay người châu Á
  • Có tiền sử gia đình
  • Xương ngắn và nhỏ
  • Người gầy
  • Ăn thiếu calci
  • Không hoạt động.
  • Phụ nữ không mang thai (chưa bao giờ mang thai)
  • Cắt bỏ dạ dày hoặc ruột non
  • Điều trị với corticoide lâu dài
  • Dùng thuốc chống co giật lâu dài
  • Cường năng tuyến cận giáp
  • Cường giáp
  • Hút thuốc lá
  • Nghiện rượu nặng

Loãng xương liên quan đến cả khoáng chất (vô cơ) và không khoáng chất (chất cơ bản của xương, bao gồm chủ yếu là các protein) thành phần cấu tạo xương. Điều này có nghĩa là loãng xương không chỉ thiếu calci mà còn thiếu khoáng chất khác. Thực tế, việc thiếu hụt calci ở người trưởng thành dẫn đến tình trạng khác là nhuyễn xương hay “mềm xương”, căn bệnh này chỉ liên quan đến việc thiếu calci. Ngược lại, xương trong bệnh loãng xương chịu đựng sự thiếu hụt cả calci và các khoáng chất khác, đồng thời có sự giảm khối lượng xương (chất cơ bản của xương). Chất cơ bản xương đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cấu trúc xương.

Chuyển hóa calci

Xương là một mô sống vận động luôn luôn bị phá hủy và tái tạo lại, ngay cả ở người trưởng thành. Bình thường sự chuyển hóa xương phụ thuộc vào sự tác động qua lại phức tạp của nhiều yếu tố dinh dưỡng và nội tiết tố. Gan và thận cũng có ảnh hưởng thường xuyên. Mặc dù có đến hơn 24 chất dinh dưỡng cần thiết cho xương chắc khỏe tối ưu, nhưng calci và vitamin D là những yếu tố quan trọng nhất. Tuy nhiên, nội tiết tố nữ đóng vai trò thiết yếu bởi vì estrogen hỗ trợ quá trình hợp nhất calci trong xương.

Yếu tố nội tiết tố

Nồng độ calci trong máu phải được duy trì một cách nghiêm ngặt với một giới hạn hẹp. Nếu nồng độ calci máu bắt đầu giảm, tuyến phó giáp sẽ giảm tiết calcitonin. Nếu nồng độ calci máu bắt đầu tăng, sẽ giảm tiết nội tiết tố phó giáp và tăng tiết calcitonin. Để hiểu được bệnh loãng xương thì cần phải biết cơ chế tăng nội tiết tố phó giáp (parathyroid hormone: PTH) và giảm calcitonin liên quan như thế nào với nồng độ cacium huyết tương.

Trước tiên, nội tiết tố phó giáp làm tăng nồng độ calci huyết tương bằng cách gia tăng hoạt động của tế bào hủy xương. Nội tiết tố này còn làm giảm bài tiết calci ở thận và tăng hấp thu calci ở ruột. Tại thận, nội tiết tố phó giáp tăng chuyển hóa 25-OHD3 thành 1,25-(OH)2D3.

Một giả thuyết cho rằng có mối liên quan giữa việc mất xương và sự thiếu hụt estrogen. Sự thiếu hụt estrogen làm cho các tế bào hủy xương trở nên nhạy cảm hơn với nội tiết tố phó giáp. Kết quả là gia tăng việc hủy xương, mà sự hủy xương này làm tăng nồng độ calci trong máu. Khi calci trong máu tăng dẫn đến việc giảm nồng độ nội tiết tố phó giáp, điều này làm giảm nồng độ vitamin D có hoạt tính và tăng bài tiết calci. Bằng chứng hỗ trợ cho giả thuyết này là sự giải thích tin cậy nhất.

Chế độ ăn trong việc duy trì xương khỏe mạnh

Để ngăn ngừa bệnh loãng xương cần gia tăng chế độ ăn có calci và dùng các chế phẩm bổ sung calci. Lời khuyên này có vẻ không cần thiết trong một số trường hợp. Loãng xương không chỉ do thiếu hụt calci trong chế độ ăn. Nó liên quan đến cả yếu tố nội tiết tố, lối sống, chế độ dinh dưỡng và môi trường. Một kế hoạch toàn diện bao hàm các yếu tố này cung cấp cách bảo vệ tốt nhất chống lại sự phát triển của bệnh loãng xương.

Mục tiêu chính của chế độ ăn giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh loãng xương là:

Duy trì đủ khối lượng khoáng chất

Ngăn ngừa sự mất protein của chất cơ bản xương và các thành phần cấu trúc xương khác.

Đảm bảo việc tái tổ chức lại các vùng xương bị phá hủy một cách tốt nhất.

Người ta lưu ý nhiều yếu tố gây loãng xương liên quan đến chế độ ăn – ăn thiếu calci, nhiều phosphore, nhiều protein, nhiều acid/tro, thiếu hụt một vài khoáng chất. Để giúp làm chậm việc mất xương, người ta đề nghị chế độ ăn giàu calci.

Người ăn chay có nguy cơ mắc bệnh loãng xương thấp hơn. Sự khác biệt về khối lượng xương ở người ăn chay và ăn thịt không có ý nghĩa trong các thập niên trước đây (thập niên thứ ba, thứ tư và thứ năm), nhưng ở các thập niên sau này, sự khác biệt này càng ngày càng rõ rệt. Việc giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở người ăn chay trước tiên không phải bởi vì tăng khối lượng xương mà bởi vì giảm sự mất xương.

Có lẽ người ăn chay ít có nguy cơ mắc bệnh loãng xương la nhờ chế độ ăn ít đạm. Chế độ ăn nhiều protein và nhiều phosphate đi kèm với việc gia tăng bài tiết calci trong nước tiểu. Mỗi ngày tăng protein từ 47 đến 142 gram thì làm tăng gấp đôi lượng calci bài tiết qua nước tiểu. Chế độ ăn nhiều protein trong cộng đồng nước Mỹ có thể là một yếu tố có ý nghĩa trong việc gia tăng số người bị bệnh loãng xương tại quốc gia này.

Dùng đường tinh luyện là một yếu tố khác trong chế độ ăn làm gia tăng sự mất calci trong cơ thể. Sau khi dùng đường thì lượng calci bài tiết trong nước tiểu tăng. Mỗi ngày một người Mỹ tiêu thụ trung bình khoảng 150 gram sucrose cộng thêm các đường đơn tinh luyện khác, và một ly nước giải khát có carbonate với nhiều phosphate. Vì vậy không có gì kinh ngạc khi nhiều phụ nữ ở đất nước này bị loãng xương. Khi chúng ta xem xét yếu tố lối sống, chúng ta sẽ hiểu tại sao loãng xương là vấn đề y khoa chính yếu.

Ngăn ngừa và điều trị với các chế phẩm bổ sung calci

Các chế phẩm bổ sung calci giúp giảm việc mất xương ở phụ nữ tuổi mãn kinh. Phụ trong thời kỳ kinh nguyệt và phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh không được điều trị thay thế bằng nội tố, sẽ mắc bệnh loãng xương một cách rõ ràng. Một nghiên cứu gần đây chứng minh rằng the inaccuracy of this commonly held view.

Bài liên quan

Vitamin A và các Carotenoid
Đồng
Biểu hiện thiếu Vitamin
Riboflavin (B2)
©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper