Thỏa thích “thưởng thức” món ngon nhưng vẫn đảm bảo hệ đường ruột khỏe mạnh

Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng mất cân bằng vi khuẩn có ích và vi khuẩn có hại trong đường ruột. Để nhanh chóng khôi phục lại sự cân bằng, chúng ta có thể bổ sung lợi khuẩn (Probiotics) trực tiếp từ các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô-mai hoặc trong các loại dưa muối lên men như kim chi, củ cải, dưa muối...

Dưới đây là một vài cách chế biến món ăn và thức uống đơn giản không chỉ giúp bổ sung probiotics mà giúp cho bữa ăn của bạn hấp dẫn và đa dạng hơn.

  1. Trái cây trộn sữa chua:

Sữa chua với nguồn probiotics dồi dào kết hợp với chất xơ trong các loại trái cây sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh và cân bằng. Để thực hiện món trái cây trộn sữa chua, bạn cần thực hiện 2 bước sau:

  • Sơ chế trái cây: Dâu tây cắt đôi và ướp với 1 muỗng đường. Lê gọt vỏ, táo để vỏ, sau đó cắt miếng vuông tầm 1cm. Chuối lột vỏ, cắt khúc 1cm.
  • Pha sốt sữa chua: cho vào máy xay sinh tố hỗn hợp: 2 hũ sữa chua không đường, 4 muỗng cà phê nước cốt chanh, 2 muỗng cà phê mật ong, 1⁄4 muỗng cà phê muối. Xay đến khi mịn thì thêm 1⁄2 muỗng cà phê dầu olive vào khuấy kỹ hoặc đánh nhẹ bằng máy xay.
  • Thực hiện: Cho tất cả các loại trái cây đã sơ chế vào tô và trộn đều tay với sốt sữa chua.
  • Cách dùng: Bày trái cây trộn sữa chua ra dĩa, thêm một ít hạt hạnh nhân, lá bạc hà lên trên và sau đó thưởng thức.

Vậy là bạn đã có món trái cây trộn sữa chua “ngon không cưỡng lại được” mà còn đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa rồi đấy. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế các loại trái cây này bằng các loại rau củ khác như khác như cà chua, dưa leo, cà rốt... cho đa dạng nhé. Một tuần thực hiện 2 – 3 lần sẽ đảm bảo giúp bạn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

  1. Nước ép probiotics

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung probiotics từ các loại nước ép được chế biến một cách vô cùng đơn giản qua công thức dưới đây.

  • Chuẩn bị: 1⁄2 quả dưa hấu (hoặc loại trái cây bạn yêu thích) rửa sạch, cắt bỏ vỏ và cắt thành từng miếng. Hạt dưa hấu giữ để ép chung bởi vì nó sẽ làm cho nước dưa hấu có vị lạ miệng hơn. 100gr quả phúc bồn tử rửa sạch, 20ml nước đường hoặc nếu bạn không thích uống ngọt thì không cần thêm nước đường nhé.
  • Pha chế: Cho dưa hấu và phúc bồn tử vào máy ép chung. Sau đó rót hỗn hợp nước ép + 20ml nước đường kèm 1 muỗng Simply Probiotic vào shaker và lắc đều. Như vậy là bạn đã có ngay một ly nước ép thơm ngon với đầy đủ probiotics cần thiết cho hệ tiêu hóa.
  1. Trà đào probiotics

Các tín đồ của trà đào đừng bỏ qua công thức pha trà đào probiotics “độc quyền” này nữa nhé.

  • Nguyên liệu: 1 trà túi lọc hương đào; 100ml nước nóng; 15ml siro đào; 1 hộp đào ngâm, 25ml nước đường.
  • Pha chế: Ngâm túi trà với 100ml nước nóng trong 3 phút. Cho siro đào, 20ml nước đào ngâm, nước đường, nước cốt trà kèm 1 muỗng Simply Probiotic vào bình shake, thêm đá và lắc đều. Sau khi đỗ hỗn hợp trà đào ra cốc, cho thêm 1 – 2 miếng đào ngâm vào trong ly và thưởng thức.

Với các công thức chế biến đơn giản này, bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà, linh động thay đổi nguyên liệu bạn yêu thích và vẫn đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đủ lượng probiotics. Tuy nhiên, bạn cần kiếm nguồn nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp uy tín, đồng thời sử dụng trái cây đúng mùa để đảm bảo độ tươi ngon nhất và tốt cho cơ thể.

Quỳnh Phương ghi

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE
SIMPLY PROBIOTIC

Simply Probiotic được bổ sung 1 tỷ lợi khuẩn Bacillus Coagulans, một loại lợi khuẩnmới được cấp bằng sáng chế, có khả năng sống sót trong môi trường axít dạ dày và phát huy tác dụng khi di chuyển xuống ruột, giúp kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi. Sản phẩm giúp bổ sung lợi khuẩn để hỗ trợ tiêu hóa.

Sản phẩm dạng bột tiện lợi, dễ dàng kết hợp với chế độ dinh dưỡng hàng ngày: pha trộn với trà nóng, lô hội lạnh hoặc Shake.

Truy cập website để biết thêm chi tiết: https://www.herbalife-vietnam.com/ hoặc liên lạc qua số điện thoại: hoặc

Chuyên gia tư vấn cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột để giảm stress

Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là trong đường ruột cần có 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Nếu tỉ lệ này mất cân bằng sẽ gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy và táo bón. Ngoài ra, việc mất cân bằng còn gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh như mất tập trung, căng thẳng đầu óc, nghiêm trọng hơn là trầm cảm. Vậy làm thế nào để cân bằng hệ vi sinh đường ruột?

Những người có nguy cơ đột quỵ nên ăn gì?

Vào mùa lạnh, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính và nhất là bệnh tim mạch, đột quỵ, căn bệnh nguy hiểm có tử lệ tử vong rất cao và nhanh chóng.

Những người có nguy cơ đột quỵ nên ăn gì?

Vào mùa lạnh, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính và nhất là bệnh tim mạch, đột quỵ, căn bệnh nguy hiểm có tử lệ tử vong rất cao và nhanh chóng.

Ăn uống hợp lý giúp tăng cường sức khỏe dịp Tết
Khẩu phần ăn cần đủ 4 nhóm chất, giảm muối, tránh lạm dụng các món nhiều dầu mỡ, hạn chế rượu bia, siêng thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh.
Chế độ sinh hoạt để bệnh nhân tiểu đường sống vui khỏe
Khi đã mắc tiểu đường, giải pháp tốt nhất là tìm cách sống chung với nó. Những cách đơn giản sau đây sẽ giúp bạn chăm sóc và bảo vệ sức khỏe khi đã bị bệnh tiểu đường.
Những điều phụ nữ mang thai không được bỏ qua
Phụ nữ mang thai cần ăn đa dạng, ít nhất 10 loại thực phẩm trong mỗi bữa chính.
Thói quen ăn muối của người Việt gấp đôi ngưỡng khuyến cáo
Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 9,4 g muối mỗi ngày, gấp hai lần so khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới. Việc ăn nhiếu muối có nguy cơ làm tỉ lệ bệnh tăng huyết mà mọi người không ngờ đến.
Chế biến rau xanh không mất đi dinh dưỡng
Rau xanh nằm trong nhóm những thực phẩm giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Dinh dưỡng và sự phát triển trí não của trẻ em
Làm cha mẹ ai cũng mong muốn có đứa con thông minh và khỏe mạnh. Vậy trí thông minh do các yếu tố nào quyết định?
©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper