Bụng - Đau bụng

Ðau bụng ở trẻ sơ sinh :

Trong mấy tháng đầu , Bé hay khóc và có dấu hiệu như đau bụng . Có lúc khóc thét , trong vài phút hoặc có thể vài giờ , mặt tái đi , khua tay khua chân biểu hiện Bé bị đau . Nhưng sau khi đi được một ít phân hoặc xì được hơi ra (đánh rắm) , cơn đau dịu đi và cháu bé đột nhiên thôi khóc .

Những cơn khóc của Bé như thế thường xảy ra trong những tuần lễ đầu , sau khi bú vào quãng chiều , không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của Bé . Bé vẫn tiếp tục lớn đều .

Nguyên nhân của những cơn khóc này vẫn chưa rõ . Người ta chỉ dự đoán có thể là Bé bị đầy hoặc rối loạn tiêu hóa ; hoặc Bé chợt thấy lạ với quang cảnh xung quanh nên sợ hãi ; hoặc vì lượng hơi do sự tiêu hóa sinh ra ở trong bụng bị dồn nén chưaa thoát ra được làm Bé khó chịu .

Việc xác định bệnh cho Bé bao giờ cũng là một việc khó khăn . Gặp những trường hợp Bé khóc làm bà mẹ lo âu , bác sĩ sẽ xét đoán , loại dần những nguyên nhân để chọn lấy một nguyên nhân phù hợp với trạng thái của Bé . Ngoài ra , cũng có thể để ý xem cháu có bị viêm tai , viêm da , viêm màng não hoặc các bộ phận vùng bụng , đặc biệt là xem có bị lồng ruột không .

Ðau bụng và vùng bụng :

Ðau bụng là hiện tượng thường gặp ở trẻ em mà cũng là chứng khó xác định bệnh nhất , vì có rất nhiều nguyên nhân khiến các cháu bị đau bụng : từ khả năng các cơ quan nội tạng bị đau tới sự hoạt động của các cơ quan bị trục trặc ; có khi cần phải phẫu thuật ngay mà có khi lại chỉ vì một nguyên nhân tâm lý nào đó .

Tuy vậy , người lớn nên biết , khi có hiện tượng gì thì cần phải mang Bé đi cấp cứu hoặc đi phẫu thuật ngay : đó là các trường hợp Bé đang khỏe mạnh bỗng bị đau dữ dội ; đau ở một điểm xác định ; đau khiến Bé phải nằm một chỗ ; đau kèm theo sốt và nôn . Những hiện tượng này có thể liên quan tới đau ruột thừa , bị lồng ruột , bị tắc ruột , v .v . . .

Nếu sau vài giờ , Bé vẫn chưa hết đau thì cần phải mời bác sĩ tới hoặc đưa cháu đi bệnh viện . Nhiều khi , những triệu chứng tương tự giống như trên lại là những chứng bệnh chẳng hề cần tới phẫu thuật . Thật vậy một số bệnh dịch theo mùa như cảm cúm , viêm phổi hoặc viêm vùng phổi cũng có thể gây đau bụng . Ngoài ra , các bệnh gan , ống tiểu , sốt xuất huyết kèm theo chứng táo bón nhất thời hoặc lặp đi lặp lại đều có thể làm đau bụng . Các cháu còn có thể bị đau bụng vì giun , sán . . . .

Về hiện tượng đau vùng bụng , các bác sĩ thường nhận xét thấy : trẻ thỉnh thoảng lại kêu đau bụng , tuy kêu đau nhưng cháu chịu được và việc này đã xảy ra trong một thời gian dài . Xem như vậy thì rất có thể , đây chỉ là một vấn đề tâm lý . Bởi vậy , chữa bằng thuốc thang khỏi được . Hiện tượng này có những đặc điểm :

  • Trẻ thường kêu đau quặn vùng rốn vào buổi sáng , bữa cơm trưa rồi tới chiều thì khỏi ;
  • Trẻ có thể thấy đau từng đợt nhiều ngày rồi lại khỏi .
  • Tuy kêu đau , nhưng vẫn chơi ;
  • Khi đau , trẻ có thể kém ăn hoặc kém ngủ .
  • Trẻ đau như thế thường hay làm nũng , nhút nhát , muốn gần bố mẹ và ngại đến trường v .v . . .

Muốn tìm nguyên nhân đau bụng của trẻ em , thường phải tiến hành một cuộc khám sức khỏe toàn diện , làm một số xét nghiệm nước tiểu ; xét nghiệm phân để tìm trứng giun , X quang ruột , siêu âm ở bụng v .v . . .

Nếu tất cả các việc làm trên không có kết quả gì , nên đưa cháu bé tới một chuyên gia tâm lý .

Riêng người lớn - thường cưng chiều và tỏ ra thương khi cháu kêu đau - không nên tỏ thái độ lo lắng quá của mình . Nên cố làm ra vẻ như sự việc chẳng có gl là quan trọng cả . Thái độ như thế , tuy có làm cho các cháu chán nản , nhưng lại khiến cho các cháu chóng khỏi bệnh . . . tưởng .

Bài liên quan

Ngực - Khó thở
Ngực - Ho
Ngực - Hen
©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper