MỤC TIÊU :
1. Nắm được các triệu chứng lâm sàng của các biến chứng nội sọ do tai hay gặp để chẩn đoán sớm và giải quyết được kịp thời
2. Biết được hướng xử trí và tiến triển của bệnh
3. Tuyên truyền vấn đề phòng bệnh trong công tác CSSKBĐ để tránh các biến chứng
I. ĐẠI CƯƠNG :
Biến chứng nội sọ do tai (BCNSDT) là một bệnh còn phổ biến ở Việt Nam. Gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất từ 10t - 20t.
BCNSDT còn gây tử vong cao ở Việt Nam : tỷ lệ tử vong trước khi có Scanner : 30%-40% các biến chứng, sau khi có Scanner: 28% (tổng kết của Viện TMH Hà Nội năm 1995: 24/86 ca BCNSDT tử vong )
Các biến chứng hay gặp: Viêm màng não (40%) - Viêm tỉnh mạch bên (<35%) - Áp xe đại và tiểu não (<25%), nhưng trong >50% ca là có biến chứng phối hợp.
Các biến chứng khác : viêm mê nhĩ, liệt mặt ngoại biên, viêm xương đá, cốt tủy viêm xương thái dương,...
BCNSDT có thể gặp do VTXC cấp hay VTXC mt hồi viêm, đặc biệt là VTXC mt hv có cholesteatome (80%-90% BCNSDT gặp trong hồi viêm, 2/3 ca hồi viêm có cholesteatome)
Đương lan truyền : - đường kế cận: từ sào bào - màng não - não.
đường tự nhiên: qua khớp đá - trai.
đường mê nhĩ qua cống tiền đình và túi nội dịch.
theo đường máu: qua tĩnh mạch bên.
II. VIÊM MÀNG NÃO DO TAI (VMNDT) :
2.1. Triệu chứng lâm sàng :
a) Có triệu chứng của VTXC mạn tính hồi viêm :
b) Có hội chứng viêm màng não :
1. Cơ năng: tam chứng màng não: nhức đầu - nôn mữa - táo bón hoặc RLTH.
2. Thực thể: cổ c ng, Kernig(+), Brudzinski (+), vạch màng não(+), nằm tư thế cò súng,...
3. Nước não tủy (NNT): áp lực tăng, thay đổi về sinh hóa và tế bào.
4. Rối loạn cảm giác, rối loạn phản xạ, rối loạn tinh thần,...
2.2. Cần chú ý khi chẩn đoán :
5. Bệnh nhân thường đến với chúng ta vì h/c viêm màng não, nhưng cần phải khai thác và khám cẩn thận để chẩn đoán VMNDT.
6. Cần khai thác:
1. Có tiền sử chảy mũ tai không
2. Xem có dấu hiệu hồi viêm không (dấu hiệu có giá trị là ấn vùng chủm đau)
7. Cần chẩn đoán phân biệt với VMN do lao, VMN do não mô cầu.
2.3. Đặc điểm của VMN do tai :
8. Có nguyên nhân ở tai
9. Thường viêm theo đường tiếp cận nên có thể khu trú hay tỏa lan (nếu khu trú thì triệu chứng ở tai che lấp triệu chứng VMN, nếu tỏa lan thì triệu chứng VMN che lấp triệu chứng ở tai)
10. Khi VMN có triệu chứng rõ ràng và rầm rộ trên lâm sàng thì thường không phải là VMN đơn thuần mà có thể che lấp một áp xe não ở đằng sau (Định luật Borries : LS xấu đi mà NNT lại tốt lên)
11. VMN do tai thường có nhiều thể : hữu trùng, vô trùng, sũng nước,...
12. Là loại VMN duy nhất phải điều trị ngoại khoa.
III. VIÊM TỈNH MẠCH BÊN :
3.1. Triệu chứng lâm sàng :
- Có triệu chứng của VTXC mt hồi viêm.
- Có hội chứng nhiễm trùng huyết (sốt cao, rét run, tình trạng nhiểm trùng nhiểm độc, vẻ mặt bơ phờ, môi khô, lưỡi bẩn)
III.2. Chẩn đoán :
13. Bệnh nhân thường nhập viện với tình trạng nhiểm trùng, nhiểm độc, sốt cao, rét run, suy kiệt.
14. XN máu : Bạch cầu tăng cao, đa nhân trung tính cao
15. Càn khai thác tiền sử chảy mũ tai.
1. Xem có triệu chứng hồi viêm không (chú ý phản ng vùng chủm và tiếng kêu Lawrance: ấn vào bờ sau xương chủm-tương ng với bờ trước TMB b.n van đau)
2. Khi viêm tắc TMB cần làm nghiệm pháp Queckenstedt Stookey để chẩn đoán
3. Cần chẩn đoán phân biệt với sốt rét (không có hồi viêm, BC không tăng cao)
4. Cần cảnh giác với các biến chứng phối hợp như VMN, áp xe tiểu não.
IV. ÁP XE NÃO DO TAI :
IV.1. Triệu chứng lâm sàng :
a) Có triệu chứng của VTXC mt hồi viêm .
b) Có tam chứng Bergmann : biểu hiện bằng 3 hội chứng
- Hội chứng nhiễm trùng : sốt cao, gầy sút, bạch cầu tăng.
- Hội chứng tăng áp lực nội sọ : tinh thần trì trệ, nh t đầu, nôn mữa, mạch chậm, phù gai mắt, áp lực NNT tăng.
- Hội chứng thần kinh khu trú :
Đối với áp xe đại não : liệt 1/2 người, mất ngôn ngữ kiểu Wernicke (aphasie de Wernicke), cơn động kinh Bravais-J kson, bán manh cùng bên do phù nề thùy chẩm (hemianopsie homonyme)
Đôi với áp xe tiểu não : chóng mặt (vertỉge), động mắt tự phát (nystagmus spontane), giảm trương lực cơ (hypotonie), quá tầm (hypermetrie), mất liên động (adiadococinesie), mất đồng vận (asynergie), hiện tượng giữ nguyên tư thế (catalepsie cerebelleuse).
4.2. Chẩn đoán :
a) Tiền sử chảy mũ tai kéo dài, có triệu chứng hồi viêm, phim Schuller
b) Tam chứng Bergmann (đối với thể điển hình). Đối với thể phối hợp hoặc thể mạn tình thì khó chẩn đoán hơn.
c) Cần chú ý :
>50% các loại áp xe não là do tai. Vì vậy trước một b.n nghi ngờ áp xe não phải hỏi tiền sử chảy mũ tai và khám TMH.
Các triệu chứng của áp xe não do tai thường không điển hình hoặc không rõ rệt hoặc thoáng qua. Vì vậy cần phải theo dõi lâm sàng cẩn thận và chu đáo, phải khám đi khám lại nhiều lần mới bắt gặp được các triệu chứng.
d) Các xét nghiệm cận lâm sàng giúp cho chẩn đoán :
5. Chụp động mạch não (AG: arteriographie)
6. Điện não đồ (EEG: electroencephalographie)
7. Siêu âm não (Echo-encephalographie)
8. Chụp não thất có cản quang
9. Chụp động mạch đốt sống thân nền (arterioveterbrographie)
10. CTScanner (tomodensitometrie assistee par cordinateur, computerised tomographie)
11. Hình ảnh trở kháng từ (IRM: image resornance magnetique)
e) Cần chẩn đoán phân biệt với VMN lao (củ lao), viêm não-màng não, u não...
4.3. Đặc điểm của áp xe não do tai :
12. Có bệnh tích ở tai
13. Tuân theo định luật Korner: bệnh tích đi theo đường tiếp cận, thường có một ổ áp xe và thường ở nông.
14. Triệu chứng thường bị che lấp vì kèm theo viêm màng não.
15. Điêù trị chủ yếu là dẫn lưu, hay để lại di chứng xơ.
V. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG :
Các biến chứng nội sọ do tai nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị tốt, bệnh sẽ tiến triển đến giai đoạn cuối cùng và gây tử vong vì nhiễm độc, nhiễm trùng, suy kiệt, hôn mê rồi chết, vì tụt kẹt hạnh nhân tiểu não,vở áp xe vào não thất, vì các biến chứng ở xa như áp xe phổi, áp xe dưới cơ hoành,...
VI. HƯỚNG ĐIỀU TRỊ :
Phẩu thuật tiệt căn, bộc lộ rộng vùng có bệnh tích đến chổ lành,giải quyết các bệnh tích cụ thể cho triệt để, dẫn lưu áp xe.
Chống viêm nhiễm bằng kháng sinh liều cao và phối hợp
Chống phù não
Nâng cao thể trạng
VII. KẾT LUẬN :
BCNSDT còn hay hặp ở Việt Nam. Ở các nước phát triển đây là loại bệnh lý hiếm gặp. Trái lại ở nước ta, mặc dù trong những năm gần đây, dân trí và m c sống đã tăng lên nhiều nhưng BCNSDT vẫn còn rất lớn. Đây là một biến chứng nặng, phần lớn gặp ở tuổi trẻ. Mặc dù có nhiều tiến bộ về kỹ thuật chẩn đoán và cá thuốc kháng sinh mới, mạnh, điều trị bệnh vẫn còn rất khó khăn và kéo dài, tỷ lệ tử vong còn cao. Đây là điều còn đặt ra cho người thầy thuốc và nghànhTMH nhiều lo toan suy nghĩ, nhất là trong vấn đề phòng bệnh và chăm sóc s c khỏe ban đầu.