Dùng thuốc cho trẻ

Bé bị sốt và bạn cho rằng cháu bị viêm họng . Lần trước anh Bé cũng bị như vậy , và bác sĩ đã cho uống thuốc . Loại thuốc này còn thừa , vẫn để trong tủ thuốc . Vậy , có nên cho Bé uống thuốc ?

Vì có nhiều thứ bệnh khác nhau cũng bắt đầu làm cho họng viêm đỏ . Nếu bạn cho cháu uống thuốc như vậy , khi cần khám bệnh để điều trị cho cháu , bác sĩ sẽ gặp nhiều khó khăn , vì những triệu chứng ban đầu của bệnh chính đã bị thuốc làm biến mất rồi !

Trong khi chưa có bác sĩ , bạn có thế trị bệnh cho cháu như thế nào?

Bị Sổ MũI : Nhỏ thuốc nhỏ mũi (sérum sinh học) , dùng viên thuốc đặt ở hậu môn có thành phần dầu thông , dầu khuynh diệp .

Bị đi tiêu nhẹ : Trẻ trên 6 tháng : ngưng cho uống sữa , cho uống các dung dịch chống hiện tượng cơ thể mất nước (có bán sẵn ở hiệu thuốc) , nước cà rốt , khoai tây nghiền , chuối nghiền .

Bị táo bón : Dùng viên thuốc đặt ở hậu môn hay dầu Parafine

Bị ho : Dùng si rô ho có thành phần thuốc thực vật và không có Codein .

Bị giật mình , khó ngủ : Nước hoa cam , loãng .

Bị đau bụng : Uống ít nước pha mật o­ng .

Ngoài những loại thuốc và biện pháp vô hại trên , không được cho trẻ dùng bất cứ thuốc gì nhất là các loại thuốc kháng sinh và sulfamide , kể cả thuốc bôi ngoài da . Cần tránh cả các loại thuốc nhỏ mũi làm co tế bào màng mũi như Privine , Tizine , Naphtasoline . . .

Kể cả thuốc sốt aspirine cũng không được dùng tự do , không có chỉ địng của bác sĩ .

LIỀU LƯỢNG KHÁC NHAU , TÁC DỤNG KHÁC NHAU

Cần cho trẻ dùng thuốc đúng liều lượng , đúng cách dùng đã được bác sĩ chỉ dẫn .

Nếu trẻ không chịu uống thuốc hoặc uống không đủ liều lượng do bác sĩ chỉ định , cần phải báo cho bác sĩ để tìm cách điều trị khác . Vì uống không đủ liều , bệnh không khỏi .

Cần chú ý tuân theo đúng cách dùng thuốc : uống làm bao nhiêu lần trong ngày ? Mỗi lần cách nhau bao lâu ?

Không được tự ý tăng liều lượng thuốc !

Thuốc uống quá liều sẽ gây ngộ độc , tạo ra những phản ứng cơ thể như mẫn đỏ , phát ban , chướng bụng . . .

Thái độ của người lớn khi cho trẻ uống thuốc

Không những cần làm sao cho trẻ hiểu rằng phải uống thuốc để khỏi bệnh , mà người lớn cũng phải tin như thế để có thái độ cương quyết với trẻ . Một đứa trẻ phải uống thuốc sẽ nhìn vào thái độ cương quyết hay lưỡng lự của người lớn để tùy cơ ứng xử .

Tuy vậy , nên giải thích cho Bé hơn là dùng biện pháp mạnh . Không bắt buộc nhưng cũng không năn nỉ . Nên nói dịu dàng để Bé hiểu : việc uống thuốc là điều không thể khác được! Tránh không ép uống thuốc bằng sức mạnh , vì thuốc dù lỏng hay rắn , có thể xuống theo đường hô hấp vào phổi gây hậu quả rất nguy hiểm .

Các biện pháp cho trẻ uống thuốc : Nếu thuốc viên , tán ra thành bột rồi trộn với nước đường . Nếu thuốc có vị đắng , rất đắng , nên pha với mứt quả có vị chua hoặc mật , sôcôla , chuối nghiền . Nếu trẻ nhè ra , cần coi xem cháu đã uống được bao nhiêu để cho cháu uống thêm mà không quá liều lượng .

Tránh không trộn thuốc với các thức ăn thường ngày của Bé như sữa , súp v .v . . . , vì như vậy , sau này Bé nhìn thấy sữa sẽ sợ , không chịu bú nữa .

- Thuốc để trong viên bao không nên lấy ra vì có thể loại thuốc này cần phải để lọt xuống dạ dày rồi mới để cho tan .

- Si rô : Những thuốc loại si rô thường dễ uống . Trước khi uống , nên lắc đều chai đựng thuốc .

- Viên đặt ở hậu môn : Cần làm viên thuốc ướt hoặc ngâm vào vadơlin trước khi nhét thuốc vào hậu môn trẻ . Sau đó , giữ mông trẻ khít lại vài phút để thuốc không bị rơi ra .

Thời gian chữa trị

Bé sốt 40oC , bác sĩ cho uống thuốc kháng sinh . Hôm nay , thân nhiệt của Bé đã xuống tới 36o8 . Vậy , có cần phải uống thuốc nữa hay không?

Vẫn cần phải uống thuốc cho đủ liều lượng . Ðể trị khỏi bệnh bằng thuốc kháng sinh , phải tiếp tục dùng thuốc thêm một vài ngày , dù các triệu chứng bệnh đã mất . Thí dụ triệu chứng của bệnh viêm họng , hoặc ho là sốt , khi hết sốt không có nghĩa là đã hết bệnh . Muốn khỏi dứt bệnh , phải dùng thuốc từ 8 - 10 ngày . Nếu không dùng thuốc đủ liều lượng , có thể bị bệnh trở lại .

Bài liên quan