Cầm máu vết thương
Khi bị vết thương chảy máu, cần:
- Nâng cao phần bị thương lên
- Dùng khăn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy,
- Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu:
* Cứ ấn chặt vào vết thương
* Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt
* Buộc ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Buộc ga rô bằng một cái khǎn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng bao giờ dùng một dây thừng mảnh, dây thép...
* Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.
Các vết thương và sự chảy máu
Bất kỳ vết đứt thủng, gãy nào trên da hoặc cơ thể đều gọi là vết thương. Hầu hết các vết thương đều hở vết nứt ở da làm cơ thể mất máu và các chất khác, đồng thời mầm bệnh có thể xâm nhập gây nhiêm trùng. Vết thương kín cho phép máu chảy ra khỏi vòng tuần hoàn nhưng không chảy ra ngoài cơ thể - xuất huyết nội. Bản chất của vết thương xác định loại vết thương và cách chữa trị thích hợp.
Chảy máu ngoài nghiêm trọng

Chảy máu ngoài nhiều rất nguy hiểm và có thể làm bạn xao lãng các nguyên tắc sơ cấp cứu. Nên nhớ phương pháp hồi sức ABC. Chảy máu ở mặt hoặc ở cổ có thể làm nghẽn khí đạo. Rất hiếm khi lượng máu mất quá nhiều đến nỗi khiến tim ngừng đập. Hãy nhớ là nạn nhân có thể bị sốc và bất tỉnh.

Chảy máu ở những vùng đặc biệt

Có một số vết thương cần thay đổi chút ít về quy tắc nén chung, trực tiếp và gián tiếp, để chữa trị có hiệu quả. Lượng máu mất đi ở các vết thương tại những vùng bị thương đặc biệt này có thể là rất nhiều. Do đó, nạn nhân phải được theo dõi cẩn thận các dấu hiệu sốc.

Cầm máu vết thương
Khi bị vết thương chảy máu, cần:
- Nâng cao phần bị thương lên
- Dùng khǎn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khǎn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy,
- Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu: