Chăm sóc sau khi sinh, nên như thế nào?

6 giờ đầu sau đẻ là thời gian dễ có biến chứng chảy máu nên cần đươc theo dõi sít sao của cán bộ y tế. Thời gian này, sản phụ nghỉ tuyệt đối tại giường, ăn thức ăn dễ tiêu hoá, giàu chất dinh dưỡng, uống nước hoa quả để bổ sung vitamin, chất khoáng. tại giường, ăn thức ăn dễ tiêu hoá, giàu chất dinh dưỡng, uống nước hoa quả để bổ sung vitamin, chất khoáng. Thời gian cần thiết để cơ quan sinh sản hồi phục về cấu trúc và chức năng là 45 ngày. Sau đẻ 4-6 tháng, sức khoẻ người mẹ mới coi là ổn định để có thể làm việc như trước. Muốn được như vậy, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vệ sinh sau đẻ, nghỉ ngơi, vận động và ăn uống.

Nhu cầu ngủ: Sau đẻ, sản phụ cần ngủ từ 10 giờ/ngày

Nhu cầu về calo: Tổng số calo cần đảm bảo khi cho con bú là 2.300 - 2.500 calo/ngày cho các bà mẹ sinh 1 con; 2.600 - 3.000 calo nếu sinh đôi. Cũng nên biết rằng 2 lát bánh mì vuông phết với bơ lạc và một cốc sữa đã cung cấp một lượng calo khoảng 1.800 - 2.000 calo.

Những loại thực phẩm sau đây có giá trị dinh dưỡng: Thịt - hạt (đậu đỗ) - các loại rau xanh - hoa quả (hoặc nước vắt 100% chứ không phải nước hoa quả đóng chai) - cơm, bánh mì - sữa, trứng, phômai.

Chế độ ăn cũng cần đảm bảo đủ vi chất như sắt, kẽm, magiê, vitamin D, vitamin E và folic acid. Kẽm có trong thịt, trứng và ngũ cốc. Magiê có trong ngũ cốc, đậu đỗ, quả hạch. Vitamin E có trong mầm lúa mì, quả hạch, ngũ cốc và nhiều loại dầu. Thịt, trứng, bánh mì ngũ cốc và mầm lúa mạch đều chứa nhiều chất sắt. Nhu cầu canxi khi cho bú là 1,250mg/ngày (tương đương với khoảng một lít sữa tách bơ hay sữa đậu nành).

Nên ăn nhiều bữa trong ngày, từ 5 đến 6 bữa nhỏ hơn là ăn 3 bữa nặng.

Nếu nghi ngờ thức ăn không đem lại đủ chất thì mới nên dùng thêm thực phẩm bổ sung hay vitamin.

Cung cấp đủ lượng dịch: Gồm nước và các loại dịch khác (nước vắt hoa quả, cháo loãng, sữa không kem...). Lượng dịch tổng thể từ 2-2,5 lít/ngày. Nếu các bà mẹ thấy nước tiểu của mình sẫm màu, cần tăng thêm lượng dịch uống.

Nên kiêng những gì?

Không có căn cứ khoa học nào để kiêng tôm, cua cá - những thứ có nhiều vi chất (kẽm, iốt, canxi...), chỉ tránh khi gây dị ứng hay rối loạn tiêu hoá cho người ăn.

Tránh hay hạn chế càphê: Vì nhiều quá làm cho trẻ quấy nhiễu.

-Tránh dùng rượu và đồ uống có độ cồn.

Tránh hút thuốc lá.

Tránh một số gia vị gây kích thích và tiết qua sữa: hành, tỏi, ớt, hồ tiêu.

Kiêng quan hệ tình dục trong vòng 45 ngày sau đẻ. Sau thời gian đó, có thể sinh hoạt khi cả 2 vợ chồng đều cảm thấy cần thiết.

Những dấu hiệu cần thông báo ngay cho bác sĩ?

Đau vùng tầng sinh môn: Có thể kéo dài 1-2 tháng.

Bí đái hay không kìm giữ được nước tiểu: Thường được chữa trị bằng châm cứu...

Đau vùng thắt lưng, đau các cơ bụng kéo dài: Gây hạn chế vận động.

Rối nhiễu xúc cảm và tâm trí sau đẻ: Thể hiện bằng trạng thái buồn tủi sau đẻ. Hay gặp ở phụ nữ sinh con đầu lòng, thường hồi phục sau 3 tuần. Trầm cảm sau đẻ kéo dài hơn.

Sốt kéo dài sau đẻ. Có thể do nhiễm khuẩn tầng sinh môn và nhất là viêm tử cung, có thể tiến triển thành viêm phần phụ và viêm tiểu khung.

Sản giật sau đẻ: Không hiếm gặp. Có thể xảy ra vài giờ sau đẻ nhưng cũng có khi muộn, nhiều ngày sau đẻ. Những dấu hiệu cần cảnh giác cũng vẫn là mỏi mệt, nhức đầu, phù chân kéo dài, huyết áp cao trên 140/90, đái ít dưới 500ml/24giờ, protein trong nước tiểu vẫn cao trên 0,5/l, vì thế sau đẻ vẫn cần theo dõi chặt chẽ. Cũng có khi sản giật sau đẻ xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước. Biến chứng đáng lo ngại nhất là xuất huyết não, tổn thương thận gây bệnh thận mãn tính.

Sưng nề chi dưới, đau, da lạnh, tím tái. Thường do huyết khối tĩnh mạch sâu ở cẳng chân: Vận động sớm là biện pháp phòng ngừa tốt nhất.

Khó thở, đau ngực, tím tái: Cần khẩn cấp đưa đến bệnh viện.

Theo BS Đào Xuân Dũng
Lao động

Orginal Source Chăm sóc sau khi sinh, nên như thế nào?

Bài liên quan

©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper