Tô Thị Uyển
Đồng Nai
Trả lời: Trà là thứ nước uống được nhiều người ưa thích. Trong lá trà có nhiều thành phần có lợi cho sức khoẻ như các hợp chất phenol, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm săn ruột, sinh nước bọt, làm chậm lại sự lão hoá của cơ thể.
Hàm lượng các loại vitamin trong lá chè cao, giúp bổ sung vitamin cho cơ thể. Fluorit trong lá chè có tác dụng bảo vệ răng. Vì thế uống trà không có gì gây hại cho thai phụ và thai nhi mà còn có lợi.
Đặc biệt trong lá chè hàm lượng kẽm (Zn) rất cao. Kẽm giúp cơ thể hoàn thành nhiều chức năng sinh lý của cơ thể, là nguyên tố vi lượng cực kỳ quan trọng với cả thai phụ lẫn thai nhi. Hơn 100 quá trình chuyển hoá đều phải dựa vào sự điều tiết của kẽm mới phát huy được tác dụng.
Phụ nữ sau khi mang thai, nhu cầu về kẽm cũng tăng để đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi và các hoạt động sinh lý bình thường của thai phụ. Nếu thiếu kẽm, độ co của tử cung sẽ yếu, thiếu lực, sản phụ không đủ khả năng để sinh con (đẻ) một cách tự nhiên mà phải can thiệp mới đẻ được (mổ tử cung lấy thai ra).
Do vậy hàng ngày uống nước trà là rất tốt và cần thiết cho thai phụ. Mỗi ngày sản phụ uống 2 - 3 tách trà pha từ 5 - 10g trà xanh là có thể thoả mãn nhu cầu về kẽm cho cơ thể.
Tuy nhiên thai phụ không nên uống trà xanh quá nhiều và quá đặc. Uống nhiều trà sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt mà nhu cầu về sắt của thai phụ cũng tăng hơn nhiều so với bình thường.
Uống trà quá đậm đặc có thể dẫn đến sự kích thích thần kinh trung ương, gây hưng phấn làm mất ngủ, nhịp tim đập nhanh, không có lợi cho sức khoẻ trong thời kỳ mang thai.
Tóm lại, em nên uống trà hàng ngày nhưng với liều lượng không quá nhiều và không quá đậm đặc.
BS Kiên Tâm
Bài vở và ý kiến đóng góp, mời bạn đọc gửi email về hoặc tòa soạn báo Tiền Phong, 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội Orginal Source Có thai, nên uống trà vừa phải