Nỗi sợ phòng khám của "A-đam"

Không sợ trời sợ đất, việc gì cũng làm bay nhưng nếu “ngọc thể bất an”, bị giục đi khám là các ông tìm cách khất lần vì sợ niềm tin về sức mạnh vô địch của mình bị lung lay. Đàn ông thường ngại đi khám bệnh vì tính sĩ diện 9967" width=200 border=1 Hyperlink> Đàn ông thường ngại đi khám bệnh vì tính sĩ diện

“Từ bé đến giờ tôi chả tốn viên thuốc nào” là lời khoe khoang của rất nhiều “A đam” , tuy có chút phóng đại nhưng về cơ bản là đúng .

Họ khỏe mạnh , trai tráng , thỉnh thoảng có đau bụng hay cảm mạo tí chút do ăn uống linh tinh , nhậu nhẹt quá đà thì cũng kệ , vài hôm rồi khỏi .

Ai nể vợ lắm mới uống mấy viên thuốc được bà xã mua sẵn , với cốc nước bưng lên tận miệng , chẳng qua vì “chiều cái sự hay lo của đàn bà” .

Nhưng nếu bảo đi khám hả? Đừng hòng . Hắt hơi sổ mũi linh tinh dĩ nhiên không cần đi , còn nếu có dấu hiệu đáng lo ngại thì không dám đi .

Sợ bác sĩ tìm ra bệnh

"Em có dở hơi không? Anh đang khỏe mạnh thế này lại bắt đi khám , chỉ vì em có cảm giác da anh vàng?” . Anh Trần Văn Huỳnh , 39 tuổi , Việt Trì , Phú Thọ , cau có quặc vợ .

Gần đây thấy chồng kém ăn , mệt mỏi , da dẻ vàng vọt , chị nghi anh có vấn đề về gan , nhưng Huỳnh bảo anh chỉ sạm đi vì dãi nắng nhiều , và sức khỏe giảm vì công việc căng thẳng .

Suốt gần năm trời , vợ dai dẳng giục , chồng kiên trì trốn , cho đến khi Huỳnh phải cấp cứu vì bệnh gan . Thực ra từ lâu , anh đã thấy mình không ổn , nhưng cứ tự thuyết phục là chẳng có gì quan trọng , rồi tránh nghĩ đến nó .

Anh Tống Văn Khuê ở Từ Liêm , Hà Nội cũng thoáng nghĩ đến chuyện mình có thể bị ung thư phổi khi cứ ho triền miên không khỏi , thỉnh thoảng sốt . Rùng mình trước ý nghĩ mình bị bệnh nan y và có thể từ giã cuộc đời khi mới ngoại tứ tuần , anh không dám đi khám , sợ mối nghi ngờ của mình biến thành sự thật .

Mỗi lần vợ giục , miệng anh bảo khám rồi , chỉ là viêm họng mãn tính thôi , nhưng trong lòng lại cồn lên lo lắng . Mãi đến khi người vợ quá sốt ruột , “áp tải” chồng đến bệnh viện , Khuê mới đành đối mặt với chẩn đoán ung thư .

“Trong khi các bà chỉ hơi có biểu hiện khác lạ đã hớt hải đến bác sĩ thì đàn ông đi khám thường là khi không chịu nổi nữa” , một bác sĩ có phòng mạch trên đường Giải Phóng , Hà Nội , nói .

Ông cho biết lượng khách nam ít hơn hẳn so với phụ nữ , trẻ em , nhưng bệnh thường nặng hơn . Khi bác sĩ trách không đến sớm , không ít người thú nhận là họ muốn né tránh thực tế mình có bệnh . Quen được coi là mạnh mẽ , họ sợ cảm giác thấy mình trở nên yếu ớt , và để điều đó không xảy ra , tốt nhất là tránh mặt bác sĩ .

Khám vô sinh là việc của đàn bà

Nếu bệnh tật liên quan đến giới tính hay khả năng sinh sản thì các quý ông càng không dám bén mảng đến phòng khám , vì cái “sĩ diện ngất trời” của A đam . Nhiều ông bị yếu sinh lý hay có bệnh đường sinh dục đã thầm lặng tự chữa , dẫn đến “liệt” hoàn toàn . Còn nếu muộn con , họ cứ đổ hết cho vợ .

Tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến , Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương , cho biết dù nam giới có trách nhiệm tương đương phụ nữ về chuyện hiếm muộn nhưng trong hầu hết trường hợp cưới nhau đã lâu mà “không thấy gì” , người đi khám là vợ .

Có bác sĩ sản khoa phát ngán vì khám kỹ mấy lần cho một nữ bệnh nhân , thấy “máy móc” đều ổn nên bảo đưa chồng đến , nhưng ít lâu sau chị ta lại tới một mình xin khám nữa “xem có sót gì không , vì chồng em bảo anh ấy khỏe mạnh , có điên mà đi khám” .

Đó cũng là lý luận của anh Phạm Văn Chương ở Thái Thịnh , Đống Đa , Hà Nội . Họ cưới 3 năm chưa có con . Vợ Chương đi khám hết Đông rồi Tây y , chẳng có gì bất ổn , nhưng hễ đề nghị chồng đến bệnh viện là anh nổi giận như bị xúc phạm .

Chương vẫn tự hào vì mình cao mét tám , cả ở công sở lẫn “trên giường” đều không bao giờ biết mệt , nên không chấp nhận nổi sự nghi ngờ của bà xã rằng họ muộn con là lỗi tại anh .

“Em muốn khám cứ khám , chắc chắn anh không sao , đừng nhắc chuyện đó với anh nữa” , Chương nói như đinh đóng cột . Thế là đến nay họ vẫn chưa có con . Thỉnh thoảng khi sốt ruột quá , vợ anh lại tìm một địa chỉ mới để kiểm tra , xét nghiệm , bắt mạch .

Trong tất cả những trường hợp kể trên , các quý ông “chày bửa” đều sớm phải nhận hậu quả nặng nề chứ không phải chờ lâu , bởi chuyện trốn tránh bác sĩ chỉ là cách tự lừa dối .

Do đó , lời khuyên muôn thuở mà các nhà y tế vẫn không ngừng nhắc lại là khi có bệnh thì đến bác sĩ càng sớm càng tốt . Là nam nhi sấm sét búa rìu còn không sợ , sợ gì chuyện khám!

Theo Lam Giang
Đất Việt

Orginal Source  ;  ;

Bài liên quan