Mẹ các cháu cho biết, sau khi đi chơi thấy củ bán hạ nên 2 cháu lấy về ăn. Tuy nhiên, sau khi cắn nhai thì đã thấy tê cay nhiều ở miệng lưỡi, liền sau đó thấy khó thở, không nói được phải chạy vội về nhà.
Sau khi nhập viện, hai cháu được giải độc và đã bớt sưng môi miệng, nói năng trở lại được.
Theo bác sĩ Thoa, cây bán hạ thuộc họ cây ráy, nó còn có tên củ chóc, cây chóc chuột. Cây bán hạ chứa chất độc là calcium oxalate. Chất độc đáng chú ý chứa trong cây bán hạ là loại calcium oxalate không tan hình bó kim.
Ăn củ bán hạ sống hoặc khi nhai nát các phần của cây sẽ phóng thích ra những tinh thể này tác dụng lên niêm mạc miệng, môi lưỡi gây nóng rát và viêm. Ngay lập tức, trẻ có cảm giác tê chích ở lưỡi, đau rát miệng. Sưng môi, miệng, lưỡi gây khó nói, khó nuốt hay khó thở. Trẻ chảy nước miếng, nôn ói. Miệng không há được, nói không được.
Lê Nguyễn
Bán hạ là loại thân củ. Củ hình tròn cầu hoặc tròn dẹt. Lá có cuống dài, về mùa xuân cây mọc 1-2 lá, dài 3-33cm, lá đơn chia làm 3 thùy, tùy theo tuổi cây mà lá mọc có khác nhau về hình dạng, cuống lá dài lá màu xanh, nhẵn bóng không có lông, lúc cây còn nhỏ lá đơn, hình trứng hay hình tim, đuôi nhọn mép lá nguyên hoặc hơi có làn sóng, gốc lá hình mũi tên, cây 2-3 tuổi lá có 3 thùy, hình bầu dục hay hình kim phình giữa, hai đầu nhọn.
Cây 2-3 tuổi mới có hoa, hoa hình bông nở vào đầu mùa hạ, hoa có bao lớn, bao màu xanh, trong bao có hoa tự, hoa cái mọc ở phía dưới, màu xanh nhạt, hoa đực mọc ở bên trên, màu trắng, đoạn trên cong hoa đài nhỏ. Quả mọng hình bầu dục, dạng trứng.
Củ bán hạ dùng sống có độc.
Theo Bách khoa toàn thư
Orginal Source TPHCM: 2 trẻ em bị cấm khẩu vì ăn củ bán hạ