Pyridoxin (B6)

Vitamin B, chứa rất nhiều trong các hạt ngũ cốc và trong một số loại hoa quả khác, có thể trở thành rào chắn hữu hiệu và quyết định để ngăn ngừa bệnh ung thư bạch cầu nguyên bào (ALL) - một căn bệnh chết người bởi ung thư máu.

Hàng năm, chỉ riêng tại nước Mỹ đã có thêm 3.100 bệnh nhân ALL mới và cướp đi sinh mạng của 1.300 người khác. Ðặc biệt ALL rất “nhạy cảm” với trẻ em và mỗi một năm lại có thêm 1.300 cháu bé là nạn nhân của thứ bệnh quái ác này.

Tuy vậy trước đó, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây ra chứng ung thư bạch cầu để xây dựng phương thức điều trị tận gốc.

Sau khi nhóm các nhà khoa học Mỹ thuộc ÐH Y khoa Berkeley, California và Anh thuộc ÐH Leeds phân tích DNA của 300 bệnh nhân người lớn bị ALL và 491 người khoẻ mạnh, họ đã tìm ra chìa khoá gây bệnh ALL - đó là gene MTHFR. Trong cơ thể MTHFR đóng vai trò chuyển hoá acid folic - một loại sinh tố B rất quan trọng trong quá trình tổng hợp acid nhân. Gene MTHFR có 2 đột biến với hàm lượng phụ thuộc hàm lượng acid folic có trong cơ thể. Nếu đột biến A của gene MTHFR thiếu hụt tới 4,3 lần so với mức bình thường thì trong cơ thể bắt đầu có dấu hiệu của ALL. Còn đột biến B bị sút giảm đi 3 lần thì cơ thể người phát bệnh. Acid folic, nếu như trước đây, được biết tới như là nhân tố xác định lượng đại hồng cầu trong máu, thì nay với sự khám phá trên, nó còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển DNA của người và do đó là chìa khoá quyết định cho sự xuất hiện và phát triển của ALL.

Ðể phòng tránh bệnh ALL, Bộ Y tế Mỹ đã khuyến cáo dân chúng hàng ngày phải ăn nhiều rau cỏ, gan và bột ngũ cốc để có tối thiểu 44 micrograms acid folic cung cấp cho cơ thể. Acid folic đặc biệt cao trong bánh mì. Ðối với phụ nữ mang thai việc cung cấp acid folic bổ sung, hoặc vitamin B lại càng cần thiết, liều lượng này phải tăng có thể lên gấp 2. Vì thiếu hụt chất vi lượng trên sẽ làm cho đứa trẻ chào đời bị dị tật bởi thương tổn tới dây cột sống và tật nứt đốt sống.

(Báo Lao động )

Bài liên quan

Vitamin A và các Carotenoid
Calcium
Đồng
Biểu hiện thiếu Vitamin
©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper