Da - Bỏng

Bỏng dạ

Bỏng dạ là một bệnh ngoài da thường gặp ở các cháu mới sinh hoặc trong tuổi bế ẵm. Thoạt đầu, da có một chấm đỏ phát triển nhanh thành một bọng nước bằng hạt lúa mì . Sau vài giờ bọng vỡ ra để lại một vết mẩn đỏ, ở giữa có một vòng tròn nhỏ mầu Ðỏ tía, chảy nước. Các nốt này có thể mọc lan khắp người trừ gan bàn tay và bàn chân. Sau 8 tới 10 ngày, da sẽ trở lại bình thường.

Bỏng dạ là một bệnh rất dễ lây nên thường gặp ở nhiều cháu bé trong cùng một thời gian tại những tập thể như nhà hộ sinh, nhà giữ trẻ v.v... Bé bị bệnh có thể sốt tới 38o-39oC hay hơn nữa. Bé không chịu ăn và có thể bị rối loạn tiêu hóa.

Bệnh này cũng do liên cầu trùng streptocoque hay tụ cầu trùng staphylocoque gây ra, nên bác sĩ sẽ cho Bé uống thuốc kháng sinh. Nếu không chữa tri cẩn thận, bệnh cũng có thể có những biến chứng rắc rối hơn.123.

Bỏng

Ðể xác định bị bỏng nặng hay nhẹ, người ta dựa vào 2 điều: vết bỏng rộng hay hẹp? nông hay sâu ?

Sự nghiêm trọng tức khắc của vết bỏng là tùy ở diện tích bị bỏng, có thể gây choáng và mất nước. ở một cháu bé, diện tích da các phần cơ thể như sau :

  • Ðầu : 18%
  • Ngực: 18%
  • Lưng: 18%
  • Mỗi cánh tay: 9%
  • Mỗi bên chân: 14%

Nếu diện tích bị bỏng của cháu bé trên 5%, cần phải đưa đi bệnh viện.

Bỏng trên bề mặt da được gọi là bỏng cấp 1, tuy đau nhưng dễ lành. Sau hơn 10 ngày chỗ bỏng để lại những vết sẹo mầu đỏ.

Những vết bỏng sâu (bỏng cấp 2), lâu lành hơn, từ 15-20 ngày. Những vết bỏng này có liên quan tới da, thịt và có thể cả xương. Khi chữa trị, có khi phải ghép các mô và công việc này cần thực hiện thành nhiều đợt.

Bỏng sâu là bỏng nặng, làm co da, thịt, sau khi khỏi ở một số nơi như: mặt, cổ, những chỗ có nếp gấp (nách, khuỷu) bàn tay, ngón tay, ngực. Tuy vậy, bị bỏng cấp 1 nhưng trên diện tích lớn có khi nguy hiểm hơn bỏng cấp 2, mà diện tích nhỏ.

Nguyên nhân bỏng đối với trẻ em thường là bị các đồ dùng nấu nước, thức ăn lỏng sôi, dội lên người, sờ tay vào ấm nước sôi, bàn là (ủi) v.v...

Các trường hợp bỏng vì hóa chất (chất tẩy rửa, axít...), bỏng vì Ðiện thường bị ở ngón tay, ở miệng tuy diện tích nhỏ nhưng là những vết bỏng sâu.

Ðề phòng bỏng cho các cháu là biện pháp tốt nhất.

Việc này chủ yếu là do sự chú ý cẩn thận của người lớn, việc tuyên truyền nhắc nhở mọi người qua hệ thống thông tin (rađiô và tivi) về việc giữ gìn các cháu nhỏ xa các chỗ đun nấu, các vòi nước nóng, các đồ điện, các hóa chất sử dụng trong gia đình.

Làm gì khi cháu bé bị bỏng ?

- Trường hợp bỏng trên da (cấp 1): bọc cháu vào một tấm vải sạch để chuyển cháu tới nơi cấp cứu. Không cố gắng cởi bỏ quần áo cháu ra.

Trường hợp vết bỏng nhỏ, không sâu, nhẹ: rửa nhẹ bằng loại xà phòng sát trùng rồi băng bằng loại băng mềm, xốp để có thể thay băng 2-3 ngày một lần.

Bài liên quan

Tay - Gặm móng tay
Tay - Vết đâm kim, bị kẹp
Tay - Đứt tay chân
©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper