Ghẻ
Chúng ta không nên coi đó là một việc đáng xấu hổ nếu bác sĩ cho biết : cháu bé bị ghẻ . Ghẻ rất dễ lây , ở bất cứ chỗ nào , bất cứ vật gì cháu bé đã tiếp xúc : quần áo , giường , ghế . . .
Bởi vậy cháu bé có thể đã bị lây ghẻ ngay trong nhà hoặc ở nhà trẻ , ở trường .
Chỗ da bị lây nhiễm có các mụn ngứa thường ở cổ tay , ở những chỗ có nếp nhăn ở khuỷu tay , ở sườn , nách , quanh vú , ở vai , rốn , bộ phận sinh dục , mông , gót chân , gan bàn chân .
Những chỗ ký sinh trùng ghẻ đào rãnh để đẻ trứng , da bị phồng lên màu trắng ngà , nhìn kỹ thấy có liên quan với một con đường nhỏ màu xám .
Ðể chữa trị phải năng tắm cho các cháu , sát xà phòng , chài da bằng bàn chải rồi bôi thuốc sát trùng (loại thuốc ghẻ) trên toàn thân thể .
Phải giặt , nấu các quần áo , khăn trải giường , găng tay khử trùng giày , dép của cả nhà .
Tất cả mọi người trong gia đình cần được khám xem mình có bị ghẻ không , vì chỉ chữa trị cho cháu bé thì không đủ
Chốc lở
Chốc lở là bệnh ngoài da của trẻ em , do các tụ cầu trùng HOẶC LIÊN CẦU TRÙNG GÂY RA . BAN ÐẦU Ở da mọc lên một nốt rộp nhỏ . Nốt rộp to lên trong một vài giờ sau rồi vỡ thành một chấm đỏ , chảy nước , mùi tanh ; bên trên dần dần đóng lại thành một lớp vẩy màu vàng , dính như sáp o ;ng , cuối cùng thành màu xám .
Các cháu hay bị lở mặt , quanh mũi , mồm hoặc ở trên da dầu (chốc) và cả bên trong miệng nữa . Những cái vẩy đôi khi rất dày .
Chốc lở dễ lây lan . Chính bàn tay các cháu nhỏ sở vào những vết lở của mình ở chổ này , rồi lại làm lây lan ra chỗ khác ngay trên cơ thể của cháu . Bởi vậy , các cháu bé đang bị chốc nên tạm nghĩ ở nhà , không nên tới trường hoặc nhà trẻ , để tránh lây sang các bạn .
Bác sĩ thường cho thuốc bôi lên vết lở sau khi đã cậy lớp vảy đi . Người ta thường đắp lên vảy một lớp gạc tẩm va-dơ-lin một thời gian để cho vẩy mềm , trước khi làm tróc nó đi .
Nhọt
Một chỗ da phồng lên , đau nhức và đỏ . Sau vài ngày phần da ở giữa mỏng đi , nhìn thấy ở dưới có mủ : đó là nhọt . Khi nhọt vỡ , mủ trắng vàng chảy ra .
Thoạt đầu ở một điểm trên da có thể mọc lên nhiều đầu nhọt rồi mới tụ lại thành một cái duy nhất . Các cháu thường có nhọt ở đầu , trong tóc , ở lưng , mông , đùi cánh tay . Nếu cháu bé mới mấy tháng đã có nhọt thì rất đáng ngại vì điều này chứng tỏ cơ thể cháu đã bị loại tụ cầu trùng vàng xâm nhập . Vi trùng này sẽ có thể còn phát triển ở tai , ruột , ống tiểu , xương hoặc ở bộ máy hô hấp của cháu , gáy ra những biến chứng quan trọng hơn nữa .
Trong khi chờ đợi bác sĩ điều trị , bạn hãy dùng gạc mềm phủ lên trên nhọt để tránh quần áo cọ vào và lây lan ra những chỗ khác .
Dù chỉ có nhọt , nhưng cháu bé cũng cần được khám sức khỏe toàn bộ .
Người lớn có nhọt không nên lại gần các cháu sơ sinh , không được săn sóc hoặc trực tiếp cho các cháu ăn , uống .
Nếu chính bà mẹ bị nhọt , phải chú ý rửa tay , đeo khẩu trang khi tiếp xúc với Bé . Nếu một bên ngực có nhọt thì chỉ cho bú bên vú không có nhọt .
ÁP XE
Áp xe là một bọc kín như một cái túi , có chứa mủ , do tế bào và các bạch huyết cầu bị chết sau những trận chiến đấu với các vi trùng đột nhập vào cơ thể tạo thành (thường là loại tụ cầu khuẩn staphylocoque) . Ðiểm cơ thể bị áp xe thường cách với các cơ và mô lành khác bởi một vùng bị tấy đỏ .
Áp xe ở dưới da . Chúng ta có thể theo dõi dễ dàng sự tiến triển của nó . Trong giai đoạn đầu , khi mủ đang hình thành và tụ dần vào một điểm , LỚP DA Ở ÐÓ BỊ TẤY ÐỎ , nóng , sưng và đau nhức . Khi mủ đã tích tụ lại một nơi , vùng này trở nên mềm hơn - nếu là cái nhọt , người ta thường nói nhọt đã "chín" - Lúc này , cần phải nhể hay chích để cho mủ thoát ra ngoài . Nếu ta không làm thế , áp xe cũng có thể tự vỡ . Khi mủ đang tích tụ lại , người bệnh thấy đau , nhức và có thể sốt .
Tóm lại , có thể nhớ 4 triệu chứng đặc trưng là : sưng - nóng - đỏ - đau .
Trên đây là sự mô tả hiện tượng bị áp xe "nóng" . Có khi sự tiến triển của áp xe rất chậm và lâu khiến người bệnh không chú ý : đó là loại áp xe "nguội" .
Da của trẻ sơ sinh và của trẻ em rất mỏng manh , một vết xước nhỏ , một mũi kim chích cũng có thể mở đường cho sự viêm , nhiễm . Do đó , để phòng bệnh cho các cháu , cần phải giữ gìn cho da các cháu luôn sạch sẽ . Phải rửa sạch các đồ chơi . Người lớn tiếp xúc với các cháu cũng phải chú ý có đôi bàn tay sạch .
Nếu thấy có chỗ nghi cháu bị viêm nhiễm , phải đưa cháu tới bác sĩ . Trong khi chưa có bác sĩ , có thể lau hoặc đắp lên chỗ bị viêm bằng những miếng gạc tẩm nước ấm có pha cồn để làm giảm đau và hạn chế khu vực bị viêm .
áp xe là điểm bị viêm nhiễm , dù nhỏ cũng không nên coi thường , vì đó là cửa vào của các vi trùng . Chúng có thể dịnh cư ở đấy hoặc phát triển tới mọi nơi khác của cơ thể gây ra các bệnh khác như viêm xương , viêm phổi v .v . . .
Nếu con bạn bị viêm nhiễm luôn luôn , đó là vì sức đề kháng của cơ thể cháu yếu .
Ðiều này có thể liên quan tới một căn bệnh nào đó như bệnh tiểu đường hay suy giảm miễn nhiễm chẳng hạn . Các căn bệnh này có thể có tính chất ngắn hạn hoặc dài lâu .