Di sản “bất khả kháng”
Những gien được chuyên giao cho thế hệ kế tục đóng vai trò quyết định tất cả cá tính di truyền của cơ thể. Tuy nhiên, sự kết hợp của các gien khác nhau hoàn toàn không có nghĩa, một nửa chúng ta giống bố, một nửa chúng ta giống mẹ.
Sự tương đồng của chúng ta cũng không phải là trung bình cộng những đặc điểm của bố mẹ. Nếu một người đàn bà béo phì bẩm sinh có con với người đàn ông bẩm sinh gầy còm thì con cái của họ sẽ nhận được gien di truyền quyết định hai dạng tạo dáng - béo phì và gầy còm.
Điều đó không có nghĩa đứa con sẽ có thân hình lý tưởng- “ở giữa béo phì và gầy còm”. Thực tế, tạo dáng của đứa con sẽ được quyết định bởi gien mạnh hơn, gien đóng vai trò chi phối.
Trường hợp “nhân vật” chi phối - thí dụ là gien của mẹ, đứa con sẽ có thiên hướng béo phì. Thiên hướng tức chỉ khả năng lớn, điều đó có nghĩa là: nếu đứa con ăn uống vô độ, lười vận động... gien béo phì sẽ có môi trường phát triển và ngược lại.
Vấn đề phức tạp hơn nhiều trong trường hợp kế thừa bệnh tật. Nếu một trong hai người - bố hoặc mẹ có trong tập hợp của mình gien gây bệnh nào đó truyền cho con.
Thế nhưng nếu người thứ hai trong bố và mẹ hoàn toàn khoẻ mạnh- con bệnh không nhất thiết xuất hiện ở đứa con, nếu gien khuyết tật này chỉ là gien lặn, không đóng vai trò quyết định.
Theo các chuyên gia, đứa trẻ dạng này hoàn toàn khoẻ mạnh về mặt hình thức, bở cơ thể của đối tượng chỉ là vật nuôi gien khuyết tật. Con bệnh sẽ không bao giờ tiến triển , trường hợp không xảy ra những biến cố bất thường nào đó.
Thế những đến tuổi trưởng thành, nhân vật này gắn bó với đối tượng cũng là vật nuôi gien khuyết tật nào đó- con bệnh chắc chắn sẽ lên tiếng với con cái của họ. Vậy thì, tất cả ở trong tay số phận.
Mãi sau vài thế hệ, một số đặc điểm kế thừa của thế hệ tiền bối có thể bộc lộ. Chính vì thế, cần phải biết lịch sử sức khoẻ của gia đình mình. Cả bên nội cũng như bên ngoại.
Quái dị biến đổi gien
Sự thật là trong không ít trường hợp thế hệ cha ông không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào về những căn bệnh của chúng ta, cho dù những gien chúng ta thừa hưởng từ thế hệ cha ông đã bị con bệnh tạc dấu ấn.
Lý do: việc gien bị tổn thương có thể xảy ra trong cuộc đời của chính chúng ta. Bằng cách nào? Thực tế các tế bào của cơ thể chúng ta liên tục chia tách và nhân bản.
Cứ sau mỗi lần phân chia, các tế bào già nua, chết đi, song lại chuyển giao thông tin di truyền cho một tế bào mới. Điều này có nghĩa: Những tế bào mới sẽ thực hiện nhiệm vụ của những tế bào tiền nhiệm.
Tiếc rằng vẫn có thể xảy ra sai sót trong quá trình “sao chép” như thế. Những thay đổi thừa kế nguyên liệu gien di truyền như thế được gọi hiện tượng đột biến gien.
Nó có thể dẫn đến tình trạng thí dụ - tế bào nào đó sẽ tự chia tác nhiều hơn bình thường và trở thành sự khởi đầu của ung thư.
Hiện tượng tổn thương gien cũng có thể xảy ra trong cuộc đời phôi thai. Không hiếm trường hợp thủ phạm có thể là tân dược, mà người mẹ sử dụng, mắc bệnh do virus hoặc lạm dụng rượu trong thời gian mang thai.
Trong trường hợp như thế, những gien khuyết tật có thể làm cho đứa on bị ngã những bệnh mà không có ai trong gia đình là nạn nhân ngay khi mới sinh ra hoặc đến tuổi trưởng thành.
Đáng tiếc những đột biến gien di truyền này tự ghi tên vào lịch sử gia tộc và mang lại sự khởi đầu cho những bệnh kế thừa mới. Chúng có thể lộ diện ngay sau thế hệ đầu tiên hoặc mãi thế hệ tiếp nối.
Không phải số phận đã an bài
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, chúng ta có thể thừa kế từ thế hệ tiền bối tới 4000 bệnh khác nhau (trong đó có tiểu đường, huyết áp cao tự phát, động kinh, dị ứng, các bệnh tim, hội chứng Đao).
Cho dù tất cả các đặc điểm của chúng ta đều có khởi đầu trong gien, song chúng chỉ đóng vai trò quyết định 50% khả năng xuất hiện của con bệnh.
Như vậy gien khuyết tật không đồng nghĩa với bản án, chúng ta cớ cơ may “5 ăn, 5 thua” để lừa dối chúng và từ chối di sản rắc rối do thế hệ cha ông để lại: Có thể thực hiện điều đó bằng cách nào?
Trước hết né tránh cái gọi là những nhân tố nguy cơ phát triển con bệnh, ngoài ra đảm bảo cho cơ thể những điều kiện phát triển tốt nhất và thường xuyên thực hiện xét nghiệm phòng chống do chuyên gia chỉ định.
Những lần thăm khám và xét nghiệm như thế rất quan trọng, bởi chúng cho phép phát hiện con bệnh ở giai đoạn sớm tới mức, khả năng điều trị kết quả có thể lên tới 100%. Vậy nên, hãy thử gõ cửa các phòng khám và không cho các bệnh di truyền, mà chúng ta thừa hưởng có cơ may tái sinh.
Dưới đây mời các bạn tham khảo một số gợi ý biện pháp phòng chống và thăm khám cần thiết để bảo vệ sức khoẻ theo lứa tuổi.
Hãy duy trì cân nặng hợp lý, tuyệt đối tránh béo phì
Có thể áp dụng chế độ dinh dưỡng tối đa gần giống thực đơn vùng Địa Trung Hải (nhiều rau xanh, hoa quả, các loại quả, dầu thực vật, ăn ít thịt và hạn chế mỡ động vật).
Không ăn mặn. Sử dụng các gia vị “mạnh” như hạt tiêu, ớt, tỏi sống...
Dành nhiều thời gian vận động, nhất là các hoạt động ngoài trời.
Hàng ngày tập thể dục 15-20 phút và mỗi tuần thêm tối thiểu một giờ vận động mạnh (thí dụ- bơi lội, chơi bóng, các bài tập thể hình thích hợp)
Không hút thuốc lá, không uống rượu mạnh.
Hàng năm nên kiểm tra sức khoẻ và làm các xét nghiệm (trường hợp cần thiết theo yêu cầu của bác sỹ)
Khuê Minh
Orginal Source Có thể thay đổi số phận đã tạc trong Gien di truyền?