Mới đây tại Hội nghị quốc tế có tên gọi “Tỏi và các tác dụng chữa bệnh của nó”, diễn ra tạ trường đại học Georgetown, Hoa Kỳ, các nhà khoa học đã dẫn ra các tác dụng đa dạng của nó.
1. Điều trị và phòng bệnh cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh nhiễm trùng khác. Tăng cường hệ miễn dịch, chống vi trùng, vi khuẩn.
2. Đối với các bệnh tim mạch. Làm giảm hàm lượng mỡ và cholesterol trong máu, phong tỏa sự kết dính tiểu cầu, ngăn cản tạo ra các cụ ngẽn, hạ áp huyết, bảo vệ mạch, làm mạch trở nên dàn hồi hơn, cản trở canxi kết tủa trong mạch.
Tất cả những ai bị bệnh tim mạch cần dùng tỏi. Tỏi hỗ trợ các thuốc tim mạch khác làm hạ huyết áp cao và cholesterol. Những ai có nguy cơ bị tiểu đường, người bị bệnh tiểu đường, đặc biệt những người mắc tiểu đường Tip2 cần thường xuyên dùng tỏi.
Tỏi giảm đường trong máu, cản trở việc tạo ra cái gọi là “các sản phẩn cuối cùng glicolis”. Khi lượng đường cao, chúng tích lại tác động xấu đến mạch, thúc đẩy quá trình lão hóa cơ thể. Ăn tỏi có tác dụng trẻ hóa cơ thể, làm chậm lại quá trình lão hóa.
3. Đối với bệnh nhân về gan. Ngăn chặn gan khỏi bị chất độc làm tổn thương. Giúp gan vô hiệu hóa các chất độc xâm nhập vào.
4. Theo các nhà khoa học đại học Bắc Carolina, Mỹ. Tỏi còn tác dụng điều trị và phòng bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư kết tràng, dạ dầy, phổi, gan, vú, tiền liệt tuyến.
Tỷ lệ những người thích ăn tỏi bị ung thư ít hơn 70% so với những người không ăn tỏi. Để tăng cường hiệu quả chữa bệnh của nó, tỏi cần được xay hay giã nhỏ, để ngoài cho nó hấp thụ không khí từ 10 đến 15 phút.
Vậy số lượng tỏi cần ăn mỗi ngày là bao nhiêu?
Các nhà khoa học Đức đưa ra con số: Từ 6 đến 8 gam. Với số lượng này chúng cần phân bố thành những lượng rất nhỏ trộn vào thức ăn khác, mùi hắc của chúng mất đi, rất ngon miệng.
Trịnh Văn Quý
(Theo “Khoa học đời sống” Nga)