Kinh nguyệt rối loạn là do đâu? Những bước thông thường của bác sĩ trong việ

Nhiều chứng bệnh phụ khoa thuộc về khí chất (ví dụ như khối u, viêm, u thịt, bị thương, lạc nội mạc tử cung...) hay bệnh tật nội khoa cũng ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Thần kinh căng thẳng, người mệt mỏi, có sự thay đổi về thể trọng hoặc môi trường, dùng thuốc có chứa hoóc môn không phù hợp hoặc là sau khi bỏ vòng tránh thai... đều là những yếu tố dễ gây nên rối loạn kinh nguyệt.

Những người bị rối loạn kinh nguyệt cần phải đến bệnh viện để khám. Chứng này không chỉ làm tăng thêm gánh nặng về tinh thần, sự bất tiện trong sinh hoạt, gây thiếu máu, vô sinh cho người bệnh mà còn có thể là biểu hiện của một thứ bệnh tật nào đó tiềm ẩn trong cơ thể; nếu không kịp thời điều trị thì có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Nhiều bệnh nhân muốn bác sĩ lập tức cho một loại thuốc điều kinh để mang về nhà uống với mong muốn kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường sau một thời gian. Trên thực tế, nhiều khi mọi chuyện không đơn giản như vậy. Trước tiên, bác sĩ cần phải làm rõ xem bạn có mắc bệnh về kinh nguyệt hay không, rối loạn kinh nguyệt thuộc loại hình nào. Điều này đòi hỏi người bệnh phải cung cấp bệnh sử xuất huyết âm đạo một cách tường tận và chính xác cho bác sĩ. Sau đó, bác sĩ sẽ dựa vào kiểm tra phụ khoa, hóa nghiệm siêu âm, chiếu X-quang để phán đoán nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, xác định vị trí và tính chất vùng bệnh. Có những trường hợp phải tiến hành các kiểm tra đặc biệt như đo nhiệt độ cơ thể, nạo tử cung, soi ổ bụng; thường phải mất khoảng 1-2 tháng, thậm chí lâu hơn mới có kết luận chính xác.

Bài liên quan