Ở những người thuộc các chủng tộc khác nhau, mật độ lông, tóc trên cơ thể cũng khác nhau rất nhiều. Người sống ở khu vực Địa Trung Hải có mật độ lông, tóc lớn hơn người châu Âu, châu Phi; mật độ lông, tóc của người phương Đông là thấp nhất. Trong gia đình, bố hoặc mẹ có lông, tóc tốt, con cái tất cũng vậy, đây là do yếu tố quyết định bởi di truyền.
Ở đàn ông, lông to hơn, dài hơn so với phụ nữ, đặc biệt là lông ở mặt và ở chân, tay. Lông ở bộ phận sinh dục nam kéo dài lên tận rốn, lông ở bộ phận sinh dục nữ được phân bố theo hình tam giác. Ngực đàn ông rất nhiều lông, đỉnh đầu lại hói, đây là hiện tượng hiếm thấy ở phụ nữ.
Trừ bàn tay và bàn chân, mật độ chân lông của các bộ phận cơ thể đều giống nhau, nhưng độ dài ngắn của chu kỳ sinh trưởng lại khác nhau. Thời gian tái sinh của tóc là ba năm, nhưng thời gian tái sinh của lông mặt chỉ là bốn tháng, vì vậy, tóc thường dài hơn lông ở các bộ phận khác.
Mật độ chân lông ở nam, nữ tuy không khác nhau, nhưng sự khác nhau về testosteron lại rất lớn. Testosteron có khả năng kích thích lông, tóc phát triển rất nhanh. Testosteron trong cơ thể người phụ nữ ở mức thấp, nó liên quan đến sự phát triển của lông nách, lông âm hộ, lông tay, lông chân. Oestrogen có thể tác dụng đối kháng testosteron, khiến cho lông phát triển chậm. Trong cơ thể nam giới, nồng độ testosteron cao, kích thích lông mặt, lông xung quanh ngực. Lông mi và tóc không liên quan đến testosteron. Sự phát triển của tóc trên đỉnh đầu chịu sự ức chế của testosteron.
Căn cứ vào cơ chế điều tiết sự sinh trưởng phát triển của lông, tóc, có thể lý giải được sự khác nhau về phân bố lông, tóc giữa phụ nữ và nam giới.