Thế nào là béo phì? Nó có ảnh hưởng gì đến kinh nguyệt không? Nó có hại gì

Nếu thể trọng thực tế lớn hơn 120% thể trọng tiêu chuẩn trung bình hoặc nếu BMI>25 là béo phì.

Có rất nhiều nguyên nhân gây béo phì như nhân tố di truyền, bệnh ở màng tuyến thượng thận, bệnh ở buồng trứng, ở não, bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đã cho thấy người có cả cha lẫn mẹ béo thì sẽ có khoảng 41% nguy cơ mắc bệnh béo phì; nếu cha mẹ đều không béo thì tỷ lệ này sẽ là 9%. Thường gặp nhất là hiện tường béo đơn thuần, có liên quan tới cách sống và thói quen ăn uống. Nếu nhiệt lượng nạp vào cơ thể qua việc ăn uống thường xuyên vượt quá nhu cầu cho những hoạt đông của cơ thể thì nhiệt lượng còn thừa sẽ được chuyển hóa thành mỡ và tích lại trong cơ thể.

Nếu mỡ trong cơ thể quá nhiều, mức độ của một hoạt tính trong tế bào giàu chất mỡ cao quá mức bình thường thì lượng testosteron được chuyển hóa từ oestrogen trong cơ thể cao gấp 3-6 lần so với người bình thường. Testosteron này không hoạt động có tính chất chu kỳ như testosteron do buồng trứng tiết ra, do đó không thể giải phóng một lượng lớn LH và FSH ở tuyến yên. Việc rụng trứng sẽ ngừng lại hoặc thưa thớt, dẫn đến kinh nguyệt bất bình thường. Sử dụng oestrogen liều cao lâu ngày, không có sự đối kháng của progestagen dễ dẫn đến tăng sinh niêm mạc hoặc ung thu tuyến tử cung.

Việc mức độ testosteron phân ly ở máu của người phụ nữ béo phì quá cao sẽ làm cho lông tơ ở mặt, quầng vú hoặc đường giữa bụng dưới trở nên thô, nhiều và dài, ức chế sự phát dục của noãn bào, gây vô kinh hoặc vô sinh.

Chất mỡ và insulin trong máu của người béo phì luôn quá cao, dễ dẫn đến xơ cứng động mạch, cao huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh động mạch vành. Tất cả những chứng bệnh về nội tiết này đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Bài liên quan

©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper