81,6% trẻ em bị sâu răng sữa

TP - 81,6% trẻ em đang bị sâu răng sữa, 16,3% bị sâu răng vĩnh viễn, 25,3% trẻ bị mất răng sữa và 90,4% trẻ có mảng bám trong răng. >81,6% trẻ em bị sâu răng sữa

TP - 81,6% trẻ em đang bị sâu răng sữa, 16,3% bị sâu răng vĩnh viễn, 25,3% trẻ bị mất răng sữa và 90,4% trẻ có mảng bám trong răng.

Đó là kết quả cuộc Điều tra sức khỏe răng miệng của trẻ em từ 4 đến 8 tuổi tại 5 tỉnh Lạng Sơn, Thái Bình, Hà Nội, Bình Thuận, Tiền Giang mà Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội vừa công bố vào ngày 5-4-2010.

Những bài học trực quan sinh động sẽ giúp trẻ ý thức được việc đánh răng sáng và tối (Răng khổng lồ tại công viên 23-9, TPHCM)
Những con số trên cho thấy thực trạng sức khỏe răng miệng của trẻ em hiện nay, cũng như ý thức của cha mẹ trong việc tạo cho trẻ thói quen đánh răng còn nhiều điều bất cập. Chúng tôi đã có buổi trao đổi với ông Trương Mạnh Dũng - Viện trưởng Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Ông có nhận xét gì về kết quả Điều tra sức khỏe răng miệng của trẻ em từ 4 đến 8 tuổi tại 5 tỉnh thành Việt Nam vừa được công bố mới đây?

Ông Trương Mạnh Dũng - Viện trưởng Viện Đào tạo Răng Hàm MặtTừ kết quả điều tra, ta có thể thấy tỷ lệ sâu răng của trẻ em 4-8 tuổi tại các tỉnh trên quá cao. Đồng thời, sự chăm sóc răng miệng của các trẻ này còn chưa tốt.

Thực trạng này cho thấy việc quan tâm, chăm sóc, phòng bệnh răng miệng cho trẻ chưa được quan tâm đúng mức từ nhiều phía: gia đình, xã hội, y tế... dẫn đến hậu quả là đa số trẻ bị bệnh răng miệng, chỉ có một số rất ít có răng không bị sâu (18,4%). Ngay cả một số ít răng vĩnh viễn mới mọc trong miệng (từ 1-2 năm) cũng đã bị sâu tới 16,3%. Răng vĩnh viễn bị sâu chủ yếu là răng số 6, đây là răng quan trọng nhất trong hàm răng.

Tại sao Điều tra sức khỏe răng miệng lại tập trung vào lứa tuổi từ 4-8 mà không phải là lứa tuổi khác?

Chúng tôi quan tâm tới lứa tuổi này vì đây là giai đoạn trẻ cần có sự quan tâm đặc biệt về sức khỏe răng miệng. Cụ thể, từ 4-8 tuổi, răng của trẻ chủ yếu là răng sữa với các chức năng: ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ. Một số răng vĩnh viễn mới mọc, men răng chưa ngấm vôi hoàn toàn nên dễ bị sâu răng.

Nếu có những thói quen ăn uống và sinh hoạt không tốt như không chịu chải răng vào mỗi tối, trẻ rất dễ mắc các bệnh răng miệng. Nếu các gia đình, nhà trường không chăm sóc răng miệng cho trẻ đầy đủ thì tương lai và sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nếu không sớm thay đổi tình trạng sâu răng của trẻ hiện nay sẽ dẫn đến những hậu quả gì, thưa ông?

Bệnh răng miệng trước tiên là ảnh hưởng tới việc ăn nhai, phát âm, và thẩm mỹ của trẻ, làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và học tập của trẻ. Sâu răng và viêm lợi nếu không được điều trị tốt trước hết sẽ làm cho trẻ đau, kém tập trung trong học tập.

Những ngày qua tại công viên 23-9, TPHCM xuất hiện chiếc răng khổng lồ cao 3m, nặng hơn 300 kg màu vàng ố với nhiều mảng bám.

Rất nhiều phụ huynh đã đưa con em đến đây để chơi các trò chơi về răng miệng, đặc biệt là giáo dục kiến thức răng miệng cho trẻ trên mô hình răng khổng lồ.

Bên cạnh đó, răng sữa bị sâu và mất sớm, trẻ sẽ kém phát triển khả năng nhai, phát âm không chuẩn, hàm răng vĩnh viễn sẽ bị xô lệch nên sẽ kém phát triển về thẩm mỹ. Nghiêm trọng hơn, răng sâu còn là ổ nhiễm trùng có thể gián tiếp gây ra các bệnh viêm hô hấp, khớp và tim mạch, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của cơ thể.

Về mặt xã hội, nếu không sớm thay đổi tình trạng sâu răng của trẻ em hiện nay, một thế hệ thanh niên - lực lượng lao động chính trong tương lai sẽ không có sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn diện tốt.

Vì sức khỏe răng miệng của trẻ, các bậc cha mẹ cần phải có hành động gì?

Trước hết, các bậc cha mẹ phải tạo cho trẻ những thói quen tốt như đánh răng mỗi ngày 2 lần sáng và tối, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, cần phải có thêm sự quan tâm của toàn xã hội đặc biệt là từ phía nhà trường. Qua phỏng vấn trong cuộc điều tra vừa rồi, chúng tôi thấy rằng 55% những thông tin về kiến thức về chăm sóc răng miệng mà trẻ nhận được là từ nhà trường.

Nhiều phụ huynh cho biết, mặc dù họ biết trẻ cần được chăm sóc răng miệng nhưng thuyết phục trẻ tự ý thức về vấn đề này rất khó. Ông có thể cho biết một số phương pháp đơn giản, hữu hiệu nhất để trẻ yêu thích và ý thức việc chăm sóc răng miệng hơn?

Để trẻ yêu thích và ý thức hơn về việc chăm sóc răng miệng, chúng ta có thể dùng một số phương pháp đơn giản, hữu hiệu như giải thích cho trẻ hiểu mục đích của việc chăm sóc răng miệng đúng cách, đặc biệt là đánh răng đầy đủ sáng và tối.

Những câu chuyện minh họa về sâu răng, những bài học chăm sóc răng miệng sinh động hay cha mẹ có thể cùng con đánh răng sẽ giúp trẻ ý thức tốt hơn và yêu thích việc đánh răng hàng ngày hơn.

Ngoài ra, việc mua các sản phẩm chăm sóc răng miệng dành riêng cho trẻ em cũng rất quan trọng. Những sản phẩm này thường được thiết kế đặc biệt làm cho trẻ cảm thấy hứng thú khi tự chăm sóc răng miệng cho mình.

Xin cảm ơn ông!

Orginal Source 81,6% trẻ em bị sâu răng sữa

Bài liên quan