Bệnh nhi là Đỗ Quốc T., 14 tuổi, ngụ ở Chi Lăng, tỉnh An Giang. Theo người nhà của T. thì trước đó, T. ra vườn làm chơi bị một con rắn lục đuôi đỏ cắn ở bàn tay trái, khiến tay em sưng bầm, vết cắn nổi bóng nước ứ máu bầm đen, nên được người nhà đưa đến bệnh viện Nhi đồng 1 cấp cứu.
Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, các bác sĩ ghi nhận: T. bị lừ đừ, vẻ mặt nhiễm độc, vết thương ở ngón tay, bàn tay trái sưng to, bóng nước hoại tử, sưng lan lên cẳng tay, đau nhức. Xét nghiệm cấp cứu chức năng đông máu cho thấy em bị rối loạn đông máu nặng.
Ngay lập tức, em được truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu nên hiện tại, sức khỏe T đang dần cải thiện, vết thương do rắn cắn bớt sưng.
Theo các bác sĩ, gần giai đoạn mùa hè nên phụ huynh cần khuyến cáo cho trẻ cảnh giác với rắn độc khi ở và đi chơi tại các vùng quê.
Theo đó, không cho trẻ leo trèo cây vì dễ bị tai nạn do té hoặc bị rắn lục núp trong các tàng lá tấn công ; phát hoang rộng xung quanh nhà, tránh khi trời mưa to, rắn trẻ tới cơ sở y tế.
Lê Nguyễn
Orginal Source Cứu sống một trẻ bị rắn độc cắn