Đến trường sao lo quá!

Số lượng thanh thiếu niên bị stress đang ngày càng gia tăng. Áp lực trong việc học hành, tiếp xúc với thầy cô, bạn bè và trong gia đình khiến nhiều em nhức đầu, đau bụng, trầm cảm...

Thầy cô giáo luôn khuyến khích học sinh tích cực phát biểu (ảnh có tính minh họa). Ảnh: T.T.D. - Tuổi Trẻ

lass=tLegend>Thầy cô giáo luôn khuyến khích học sinh tích cực phát biểu (ảnh có tính minh họa). Ảnh: T.T.D. - Tuổi Trẻ

Nguyễn Anh T. là nam sinh lớp 8, ở Bình Dương, có ba mẹ đều là cán bộ nhà nước và em gái 3 tuổi. Hoàn cảnh gia đình ổn định nhưng T. đến khám vì lo âu, mệt mỏi, hay cáu gắt, bỏ học.

Ở bậc tiểu học, T. là học sinh ngoan, học giỏi. Đến lớp 6 T. chuyển trường và bắt đầu học hành giảm sút.

T. nói khi chuyển trường mới em không quen một ai, em đến lớp mà tâm trạng căng thẳng và chán nản bởi không hòa đồng ngay được với thầy mới, bạn mới.

Trong giai đoạn đó mẹ lại sinh em bé. Cảm giác xấu hổ và như bị bỏ rơi làm em càng bực bội và khó tập trung. Bên cạnh đó, áp lực học tập ở trường mới với nhiều kiến thức mới, môn học mới làm em lo lắng và ngày càng trượt dốc. Em dần rơi vào trạng thái lo âu, stress kéo dài, học hành sút kém và bỏ học thường xuyên.

Với T. và nhiều em khác, cứ vào lớp học là chịu áp lực. Nguyên nhân chính là nỗi buồn chán khi không có khả năng trả lời các câu hỏi của giáo viên, những xung đột với bạn bè, thái độ cư xử xấu của bạn bè.

Nhạy cảm, bận tâm

Trong trường hợp này, các chuyên gia tâm lý, thầy giáo, phụ huynh cố giúp các em hiểu không nên quá lo lắng về khả năng trả lời câu hỏi.

Đau đầu, đau bụng do tâm lý

Một nghiên cứu tại Hà Nội trên trẻ 7-11 tuổi cho thấy có 15,5% trẻ đau đầu, 1,8% đau bụng, 9,6% đau khớp, 2,2% đau ngực.

Trong đó khoảng 90% số trẻ có triệu chứng đau trên không tìm thấy nguyên nhân về mặt thực thể. Chủ yếu do yếu tố stress.

Nghiên cứu tại TP.HCM 4,2% trẻ đau bụng tái diễn có căn nguyên tâm lý.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy có hơn 20% học sinh có triệu chứng trầm cảm, căn nguyên chủ yếu do tâm lý.

Không nên e ngại rằng mình trả lời không chính xác bởi vì hầu hết giáo viên đều muốn học sinh tích cực phát biểu, qua đó họ có dịp nhận ra điều học sinh chưa nắm vững trong lớp để chỉnh lý nội dung bài học.

Học sinh còn có những căng thẳng ở bài tập, bài kiểm tra, bài thi. Hơn nữa ở nước ta, các em đã thật sự quá tải trong sự nhồi nhét kiến thức của khóa học, các dạng học thêm.

Nhưng dù sao đây cũng là môi trường các em cần tận dụng cơ hội để tìm hiểu, học hỏi. Nhà trường, giáo viên duy trì quyền kiểm soát và xây dựng kỷ luật tốt để học sinh học tập.

Các em rất nhạy cảm và bận tâm tới sự tán thành hay chê bai của bạn bè. Đặc điểm của thanh thiếu niên là muốn dẹp bỏ mọi giới hạn, bẻ gãy các hàng rào ngăn cản, để thử tạo ra những điều mới mẻ, mang tính thách đố với thời vận.

Đây là điều tốt đẹp, nhưng các em hãy tỉnh táo trước sự khích bác của các bạn xấu, biết chọn lọc và loại trừ những tính cách hung hãn, liều lĩnh, bất cần của tuổi trẻ.

Trước những lôi kéo làm những điều mà mình biết là sai trái hoặc không muốn làm, việc quyết định làm hay không cũng trở nên khó khăn, căng thẳng đối với các em.

Lo lắng tương lai

Hải A., 19 tuổi, ở Đồng Nai. Ba mẹ là dân kinh doanh. A. là chị của một cô em 16 tuổi. A. đến khám vì hay hồi hộp, lo lắng, quá căng thẳng, mất ngủ và có một thời gian dài mệt mỏi, hay cáu gắt.

Hải A. đang ôn thi đại học năm 2, năm đầu em thi trượt trong khi bạn bè em học đại học gần hết. Điều đó làm em lo lắng, bên cạnh đó là sự kỳ vọng quá nhiều của gia đình. Hầu như ngày nào mẹ cũng đưa những người bạn đã đậu đại học làm gương, càng tạo nhiều áp lực đối với em.

Chính vì vậy em học ngày học đêm, dường như không có thời gian nghỉ ngơi. Một thời gian dài như vậy cộng với áp lực về tâm lý phải thi đậu đại học càng làm em thêm lo lắng và rơi vào trạng thái stress thường xuyên. Đó có thể là nguyên nhân chính dẫn tới những triệu chứng trên ở em.

Một trong những áp lực lớn nhất mà thanh thiếu niên đương đầu đó là những bận tâm về tương lai và sự thành đạt. Nó bao gồm những áp lực từ phía cha mẹ và xã hội về nhu cầu có bằng cấp cao, công danh sự nghiệp, cuộc sống sau này.

Những cạnh tranh gay gắt về công ăn việc làm, những trở ngại trong cuộc sống đều là thách thức với các em.

Theo TS Nguyễn Văn Thọ
Tuổi Trẻ

Orginal Source Đến trường sao lo quá!

Bài liên quan