Kỹ thuật viên y tế ngồi “nhầm chỗ”

TP - Người ta nhắc nhiều đến đội ngũ bác sĩ, dược sĩ và điều dưỡng- hộ sinh, nhưng ít ai biết được kỹ thuật viên (KTV) y tế là những người không thể thiếu trong quá trình chữa bệnh cho bệnh nhân. Tuy nhiên, đội ngũ này lâu nay vẫn chưa được đào tạo và sử dụng đúng chỗ. g quá trình chữa bệnh cho bệnh nhân. Tuy nhiên, đội ngũ này lâu nay vẫn chưa được đào tạo và sử dụng đúng chỗ. Mỗi ca phẫu thuật thành công luôn có sự đóng góp của kỹ thuật viên y tế - Ảnh: L.N

Báo cáo của PGS-TS Vũ Đình Chính và TS Trần Thị Minh Tâm thuộc trường ĐH Kỹ thuật y tế Hải Dương về “thực trạng nguồn nhân lực kỹ thuật viện y tế tại các tỉnh phía Bắc” tại Hội thảo Quốc gia đào tạo về nguồn nhân lực y dược diễn ra sáng 27/12 tại TPHCM, cho thấy, KTV y tế ở các khoa trong bệnh viện chỉ chiếm 0,28-0,47/1 bác sĩ.

30% khoa Dinh dưỡng và khoa phòng Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm lại không có lực lượng này. Hơn 80% lãnh đạo các bệnh viện cho biết họ phải đối mặt với tình trạng thiếu KTV.

Trong khi đó, ở các khoa hiện nay, 96,5% KTV có trình độ trung học, trong khi số lượng KTV có trình độ cử nhân và cao đẳng rất thấp. Mặc dù vậy, sau khi tốt nghiệp 66,2% đã có việc làm, tập trung chuyên ngành X- quang và xét nghiệm.

Nhẫm chỗ

Tuy nhiên, điều tréo ngoe là có khoa không có bác sĩ chuyên ngành, nên KTV phải làm độc lập, dẫn đến tình trạng vượt khả năng.

Bằng chứng là có tới 30% KTV không làm đúng chuyên ngành được đào tạo; trong đó, KTV gây mê hồi sức và KTV vật lý trị liệu, phục hồi chức năng “ngồi nhầm chỗ” chiếm tỷ lệ cao nhất.

Đó là chưa kể, có tới 50% điều dưỡng lại làm công việc của KTV. Tuy đội ngũ điều dưỡng có đào tạo thêm với các hình thức kèm cặp, bổ túc ngắn hạn... nhưng theo TS Chính điều này vẫn là bất cập lớn vì ảnh hưởng nhiều đến chuyên môn.

Ngoài ra, người được đào tạo đúng chuyên ngành nhưng không làm đúng chuyên ngành đào tạo do nhu cầu của bệnh viện... “Việc bố trí đội ngũ như vậy khiến cho việc sử dụng KTV vừa lãng phí, lại không đảm bảo chất lượng chẩn đoán và điều trị”- TS Chính nói.

Việc đặt KTV không đúng vị trí của họ cũng đã gây ra nhiều hệ lụy. Theo nghiên cứu của các bác sĩ thì có đến 45% KTV gặp khó khăn do thiếu phương tiện, 23,5% KTV thiếu kiến thức trong khi làm việc và 8,9% KTV hầu như không có chuyên môn về nhiệm vụ được giao.

Đặc biệt, có 4,7% KTV y tế làm không đúng chuyên môn, không được quan tâm, thiếu điều kiện phòng hộ và không đáp ứng được nhu cầu người bệnh.

Nhiều lãnh đạo bệnh viện và cán bộ quản lý các khoa của 5 chuyên ngành kỹ thuật y tế ở các tỉnh phía Bắc cũng cho rằng:

Để đáp ứng nhanh với sự phát triển của các trang thiết bị hiện đại về chẩn đoán, xét nghiệm... đội ngũ KTV y tế phải đào tạo lại, đào tạo liên tục về kiến thức chuyên ngành. Quan trọng hơn là cập nhật những thông tin kỹ thuật mới.

Lê Nguyễn

Orginal Source Kỹ thuật viên y tế ngồi “nhầm chỗ”

Bài liên quan

©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper