Những câu hỏi thường gặp về trì hoãn kinh nguyệt

TP -Các viên thuốc tránh thai vẫn thường dùng để trì hoãn kinh có gì khác nhau? Loại nào tốt nhất và cách dùng như thế nào?... rất nhiều câu hỏi được đặt ra khi phụ nữ dùng thuốc tránh thanh để trì hoãn kinh ào tốt nhất và cách dùng như thế nào?... rất nhiều câu hỏi được đặt ra khi phụ nữ dùng thuốc tránh thanh để trì hoãn kinh

Loại thuốc tránh thai 28 viên ngày nào thích hợp để trì hoãn kinh nguyệt?

Loại nào tốt nhất và cách dùng như thế nào để kiểm soát chu kỳ kinh vẫn chưa xác định được nhưng nên dùng loại thuốc tránh thai có 20-30 microgam estrogen và không thay đổi hàm lượng hoóc môn trong mỗi viên

Thuốc tránh thai (TTT) dùng kéo dài Seasonale, seasonique hay các viên thuốc tránh thai vẫn thường dùng để trì hoãn kinh có gì khác nhau?

Hầu hết thuốc tránh thai để kiểm soát chu kỳ kinh đều có hàm lượng 30-35 microgma ethinyl estradiol, Seasonale, seasonique chứa 30mcg

Hàm lượng lý tưởng của ethinyl estradiol cho tới nay vẫn chưa rõ. Ra máu giữa kỳ thường xảy ra hơn ở những viên thuốc tránh thai có hàm lượng thấp hơn 30 mcg ethinyl estradiol.

Có nhiều viên thuốc tránh thai có hàm lượng 20-25 mcg ethinyl estradiol vì thế nên dùng Seasonale hay seasonique để tránh ra máu giữa kỳ.

Tại sao không thể mở rộng việc trì hoãn có kinh?

Không phải thầy thuốc nào cũng cho rằng đó là ý hay, ngay cả những người ủng hộ sự lựa chọn này cũng có khi không nói cho phụ nữ biết. Nếu ai muốn thử thì tuỳ. Một số phụ nữ muốn giữ tính tự nhiên của chu kỳ kinh nguyệt để yên tâm không có thai.

Trì hoãn có kinh gây tác dụng phụ?

Chỉ có ít nghiên cứu cho thấy có tác dụng trên một số nhỏ phụ nữ, dùng viên TTT liên tục có những tác dụng phụ như dùng TTT thông thường: cương đau vú, buồn nôn, nhức đầu, thay đổi khí chất, chuột rút, trứng cá, chướng bụng, thay đổi cân nặng và có vết thâm trên mặt.

Ra máu giữa kỳ thường gặp trong 3-4 tháng đầu sau khi bắt đầu dùng viên TTT- đặc biệt khi khoảng cách giữa hai kỳ kinh nguyệt kéo dài. Khi cơ thể đã có sự điều chỉnh về hoóc môn thì sự có máu giữa kỳ giảm đi, nếu vẫn xảy ra và nặng hơn hay gây khó chịu cần gặp thầy thuốc.

Khả năng ra máu giữa kỳ tăng lên khi nồng độ hoóc môn của thuốc tránh thai dao động trong cơ thể, điều đó xảy ra khi lỡ quên uống thuốc, khi dùng một loại thuốc mới có thể ảnh hưởng đến viên TTT hay phát triển một bệnh kèm nôn hay tiêu chảy.

Những tình huống như thế có thể giảm hiệu quả tránh thai do đó cách thận trọng nhất là dùng phương pháp tránh thai hỗ trợ khác trong 7 ngày sau đó.

Với phương pháp dùng kéo dài, có thể khó nhận biết hơn sự cố có thai nên làm test có thai hoặc gặp thầy thuốc sản khoa khi có triệu chứng nghén, vú cương đau hay mệt mỏi khác thường.

Tuổi nào có thể bắt đầu trì hoãn kinh?

Có thể tác động đến thời điểm ra kinh ở bất kỳ tuổi nào, kể cả khi dùng TTT. Giảm tần suất có thai chắc chắn cũng là một lựa chọn đối với các em gái có tuổi vị thành niên hay phải nghỉ học hay bỏ lỡ các hoạt động thể thao vì có những chu kỳ kinh mau, không đều không đau.

Trì hoãn kinh nguyệt có an toàn cho mọi phụ nữ không?

Nếu có chỉ định dùng viên TTT và người phụ nữ muốn giảm tần suất có kinh thì không có hại gì nhất là khi phụ nữ có những vấn đề như: cao huyết áp- có tiền sử cá nhân bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, cục máu đông hay có bệnh gan, nhức nửa bên đầu có dấu hiệubáo trước, ra máu âm đạo không có nguyên nhân, ung thư vú hay tử cung, lịch sử gia đình có người bị huyết khối tắc mạch (thrombosis)

Với phụ nữ ngoài 35 tuổi nghiện hút thuốc lá thì không có viên TTT nào an toàn dù dùng thường xuyên hay dùng liên tục kéo dài. Và nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tạo thành cục máu đông và đột quỵ cũng tăng rõ rệt ở nhóm phụ nữ này.

BS Đào Xuân Dũng

Orginal Source Những câu hỏi thường gặp về trì hoãn kinh nguyệt

Bài liên quan

©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper