Vì sao tinh hoàn lúc ẩn lúc hiện?

TP - Ở một vài trẻ em trai, có những khi sờ thấy tinh hoàn, có những khi không thấy. Hiện tượng này khiến nhiều ông bố bà mẹ lo sợ, không biết có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh đẻ hay không... ượng này khiến nhiều ông bố bà mẹ lo sợ, không biết có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh đẻ hay không... Ảnh minh họaTrong trường hợp bình thường, tinh hoàn nằm bên bìu, môic bên trái - phải một hòn, hình bầu dục dạng trứng. Chức năng chủ yếu của nó là sinh tinh và tiết kích tố giống đực.

Trong thời gian thai nhi, tinh hoàn nằm ở khe sau màng bụng hai bên thắt lưng. Thai nhi không ngừng lớn lên. Hình bao màng bụng đưa tinh hoàn vào rãnh háng (bẹn), tinh hoàn đi theo đường rãnh háng xuống thấp dần. Nói chung, sau khi sinh, tinh hoàn vào đúng bìu và "định cư" ở đấy.

Nhưng tinh hoàn của một số trẻ tuy đã xuống tới bìu, song chỉ có ngày nóng hoặc khi tắm mới sờ thấy, còn phần lớn thời gian bình thường thì không sờ thấy. Hiện tượng này y học gọi là "tinh hoàn co về" hoặc "tinh hoàn chạy". Tinh hoàn chạy giữa khoang bụng với rãnh háng, giữa rãng háng với bìu. Cũng có lúc tạn trú ở phía trên rãng háng.

Còn nguyên nhân tinh hoàn chạy là do tác dụng thu co của cơ năng treo tinh hoàn. Cơ treo tinh hoàn là lớp cơ mỏng bao quanh xoắn tinh phía trên tinh hoàn. Trên thực tế nó là sự tiếp tục, nối liền giữa cơ xiên trong bụng với cơ hoành cách.

Cơ treo tinh hoàn có tác dụng treo tinh hoàn và giúp cho việc điều tiết nhiệt độ. Nhiệt độ cần cho sinh tinh và phát dục phải thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 2 -3 độ C.

Khi nhiệt độ xung quanh cao hơn 36 độ C thì da bìu lại nhão ra để giúp cho tỏa nhiệt. Khi nhiệt độ xung quanh thấp hơn 36 độ C thì da bìu lại co lại để giữ nhiệt, cho nên khi nhiệt độ không khí quá thấp hoặc bìu bị va đập bởi ngoại cảnh, cơ treo tinh hoàn phản ứng quá mạnh sẽ gây nên thu co mạnh mẽ hơn, khiến cho tinh hoàn từ bìu co mạnh rãnh háng, thậm chí thót về tận khoang bụng. Lúc này sờ vào bìu sẽ thấy "cái bị rỗng tuếch", chẳng thấy tinh hoàn.

Nói tóm lại, cường độ thu co của cơ treo tinh hoàn sẽ khác nhau theo lứa tuổi. Sự thu co ấy được xem như phản ứng tự vệ để giữ an toàn cho báu vật nam nhi.

Ở trẻ sơ sinh về cơ bản không hề có sự thu co của cơ treo tinh hoàn. Sau 3 tháng, cường độ thu co của cơ treo tinh hoàn sẽ tăng lên dần khi 12 - 18 tháng, cường độ thu co mãnh liệt hơn, và mạnh nhất vào lúc 5 - 6 tuổi. Sau 6 tuổi, chức năng thu co cơ treo tinh hoàn sẽ yếu dần, lúc này tinh hoàn đã có thể "định cư" ở bìu.

Sau thời kì tuổi thanh xuân, tinh hoàn sẽ xệ xuống tới vị trí khá thấp của bìu. Bởi vậy, tinh hoàn "lúc ẩn lúc hiện" là hiện tượng sinh lý bình thường, không hề ảnh hưởng gì tới khả năng sinh dục khi trưởng thành.

Trần Hà Phương
Theo Happy Family

Orginal Source Vì sao tinh hoàn lúc ẩn lúc hiện?

Bài liên quan