Viêm động mạch thái dương

TP - Đã ngoài 50 tuổi, anh T.T hay bị đau đầu, có những lúc mệt mỏi, chán ăn và đau nhức các khớp. Đi khám, bác sĩ cho biết nhiều khả năng anh T.T bị viêm động mạch thái dương. và đau nhức các khớp. Đi khám, bác sĩ cho biết nhiều khả năng anh T.T bị viêm động mạch thái dương.

Bệnh viêm động mạch thái dương theo y văn còn được gọi là viêm động mạch sọ hay viêm động mạch tế bào khổng lồ. Đây là bệnh viêm động mạch cỡ vừa hay cỡ lớn, gồm một nhánh trở lên của động mạch cảnh, nhất là động mạch thái dương, nên có tên gọi là viêm động mạch thái dương. Dù động mạch thái dương hay bị tổn thương nhất nhưng bệnh nhân thường có tình trạng viêm động mạch toàn thân.

BS Minh Hiếu (Bệnh viện S.t Paul Hà Nội) cho biết, cơ chế gây viêm động mạch thái dương chưa được xác định rõ nhưng nhiều giả thuyết đã thừa nhận yếu tố di truyền theo gen và cơ chế tự miễn dịch thông qua một số xét nghiệm đặc hiệu.

Trên lâm sàng, bệnh bao gồm các dấu hiệu: sốt, thiếu máu, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, sút cân, ra mồ hôi và đặc biệt là đau các khớp xương. Thể điển hình có đau đa cơ dạng thấp (tê cứng, đau các bắp thịt ở cổ, vai, háng và đùi).

Nếu tổn thương ở động mạch thái dương sẽ có cảm giác căng và đau ở đầu, đau da đầu, có thể có dấu hiệu cứng hàm khấp khểnh, cứng lưỡi (hiếm gặp). Biến chứng nặng nề nhất nếu bệnh không được điều trị là các tổn thương ở mắt: viêm dây thần kinh mắt do thiếu máu cục bộ, giảm thị lực, thậm chí có thể mù đột ngột.

Ngoài ra, còn có các bệnh cảnh nặng nề khác như đi khấp khểnh các chi, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, phình động mạch chủ, nhồi máu các cơ quan nội tạng.

Để chẩn đoán bệnh, ngoài các xét nghiệm đặc hiệu (máu, phản ứng kháng nguyên- kháng thể...), cần sinh thiết động mạch để xác định tổn thương, điều trị bằng thuốc corticoid.

Hà Giang

Orginal Source Viêm động mạch thái dương

Bài liên quan