Xử lý những dấu hiệu bất thường ở trẻ

TP - Cha mẹ cần theo dõi sự tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số cân nặng, chiều cao, nhằm phát hiện sớm tình trạng dinh dưỡng ở trẻ. Dưới đây là bài phỏng vấn bác sĩ Nguyễn Minh Hồng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng các tiến bộ y học VN. =0 src="http://www.tienphong.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=250117" width=200 height=150 Hyperlink onclick="return showImage(this.src)" class=lImage>

Thưa bác sĩ, khoảng vài năm gần đây, người ta thấy số trẻ bị thừa cân, béo phì tăng chóng mặt, nhất là ở các thành phố lớn. Theo bác sĩ, nguyên nhân từ đâu và có cách gì để ngăn chặn?

Trẻ em ngày nay ít tham gia các trò chơi vận động thể lực, mà dành nhiều thời gian để học tập, chơi điện tử, xem ti vi...

Nói chung là các hoạt động tĩnh, khiến sự trao đổi chất giảm đáng kể. Năng lượng nạp vào cao hơn nhiều so với năng lượng tiêu hao dẫn tới thừa cân.

Mặt khác, do sinh con ít, đời sống được nâng cao, các gia đình có điều kiện chăm sóc trẻ tốt hơn, nhưng cũng vì lý do này đã dẫn tới tình trạng thừa năng lượng, nhất là năng lượng do chất béo và bột, đường.

Trẻ thức quá khuya, ngủ ít sẽ béo hơn so với trẻ đi ngủ sớm và ngủ nhiều, đó là do trẻ ngủ ít lượng mỡ tiêu hao (quá trình này diễn ra mạnh nhất vào ban đêm khi ngủ) ít hơn.

Bên cạnh, nhiều bà mẹ khi mang thai, do muốn thai to nên bổ dưỡng nhiều. Hậu quả là sự mất cân bằng trong chế độ ăn của mẹ sẽ tạo nên tình trạng dư thừa mỡ ở trẻ sơ sinh...

Bệnh béo phì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý của trẻ khi trưởng thành, tăng nguy cơ bệnh tật, như: tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, sỏi mật, viêm khớp... Các em khó hòa đồng với xã hội và luôn cảm thấy mặc cảm, khổ sở với hình dáng của mình.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trong quá trình nuôi con, cha mẹ cần theo dõi sự tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số cân nặng, chiều cao, nhằm phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng, hoặc thừa cân ở trẻ, để xử trí kịp thời.

Khi thấy con mình có dấu hiệu thừa cân, vẫn cho trẻ béo phì ăn uống như bình thường, nhưng hạn chế tối đa các chất béo, chất ngọt, nước ngọt có gas.

Khi nấu thức ăn nên dùng cách luộc, hấp, hoặc nướng hơn là rán, xào, khuyến khích trẻ ăn nhiều rau tươi và trái cây.

Không nên đặt mục tiêu giảm cân thật nhanh, vì thế việc áp dụng chế độ ăn uống nói trên không làm đột ngột, phải từ từ, cho trẻ quen dần. Hãy cho trẻ dần dần hiểu ra tầm quan trọng của việc ăn kiêng để lấy lại sự cân bằng trọng lượng.

Bên cạnh, trẻ béo phì cần được tập thể dục ít nhất 1 - 2 lần mỗi ngày, tốt nhất là vào lúc sáng sớm và buổi chiều, sau khi tan học. Cha mẹ hãy dành thời gian sắp xếp lịch để cùng tập luyện với trẻ. Đừng bao giờ để trẻ bỏ dở bài tập giữa chừng. Hãy khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi vận động càng nhiều càng tốt.

Ngược lại, có nhiều trẻ lại bị gầy còm, còi xương, dù cha mẹ quan tâm chăm sóc chu đáo. Nguyên nhân do đâu và có cách gì để giúp bé khoẻ mạnh, thưa bác sĩ?

Trẻ bị còi xương là do thiếu vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa calci, phospho.

Nếu thấy trẻ hay bị đổ mồ hôi trộm, đầu mềm, tóc rụng hình vành khăn, răng mọc chậm, chậm biết bò, đi, khi ngủ trẻ hay giật mình, bực tức, khó chịu... thì chắc chắn trẻ bị thiếu vitamin D.

Điều trị và phòng bệnh, ngoài việc dùng vitamin D, muối calci, thì cách ăn uống và cách chăm sóc đóng vai trò quan trọng. Nên cho trẻ ăn nhiều đạm, ăn các thức ăn có nhiều vitamin D, như trứng gà, dầu cá... Nên tắm nắng hàng ngày cho trẻ trước 10 giờ sáng.

Ngoài ra, cơ thể trẻ sẽ có những "thông báo khẩn" với những dấu hiệu rất dễ nhận biết do thiếu hụt các vitamin.

Nếu trẻ không được bú sữa mẹ, ăn thiếu chất, mắc các bệnh về gan, đái tháo đường... sẽ là bị thiếu vitamin A. Bởi vậy, nên cho trẻ bú sữa mẹ, ăn sam, ăn dặm đủ chất, với chế độ ăn giàu mỡ, ăn nhiều loại thức ăn có chứa vitamin A, như gấc, đu đủ, rau ngót, trứng già, gan...

Nên cho trẻ đi uống vitamin A định kỳ 6 tháng/lần. Tương tự, viamin B1 rất cần để tổng hợp ra Acetincholin, nếu để thiếu sẽ làm tổn thương các chức năng thần kinh.

Nên cho trẻ uống, tiêm vitamin liều cao, sau giảm dần. Chế độ ăn phải thay đổi, nguồn cung cấp vitamin B1 dồi dào là sữa mẹ, sữa bò, trứng, ngũ cốc.

Thiếu vitamin C trẻ sẽ bị sún răng, răng vàng, lợi sưng đỏ. Trẻ hay kêu đau, mỏi toàn thân. Thiếu vitamin E, trẻ bị thiếu máu, xuất hiện creatin niệu ...

Lúc này, cần phải bổ sung cho trẻ bằng cách cho uống vitamin C, E, uống nước cam ép, các sinh tố hoa quả như bơ, cà chua, bưởi.

Trẻ thiếu vitamin PP thường bị tiêu chảy, phân có mùi hoặc có máu, trẻ hay bị viêm miệng và lưỡi, không ngủ được, lờ đờ. Điều trị và dự phòng: cho trẻ uống vitamin PP, ngoài ra bổ sung thêm vitamin B1 và men bia.

Thiếu vitamin K thường xuất hiện trong thời kỳ trẻ mới sinh, vào các ngày thứ 3 - 5 sau khi đẻ, vì vi khuẩn đường ruột chưa tổng hợp đủ vitamin K, hoặc trẻ bị tắc đường mật, rối loạn tiêu hóa.

Tất cả các trường hợp có bệnh chảy máu (chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu ở da, niêm mạc ...) cần phải nghĩ tới thiếu vitamin K.

Cạnh đó, khi thấy trẻ bỏ bú, quấy khóc, khóc thét, co giật... nhất là trẻ ở lứa tuổi từ sơ sinh đến hai tháng tuổi thì nguy cơ thiếu vitamin K là đúng. Cách tốt nhất là cho thai phụ uống, hay tiêm vitamin K trước khi sinh và cho trẻ uống hay tiêm vitamin K ngay sau khi sinh.

Còn với những trẻ bị chứng hiếu động quá mức, có phải do bé “khoẻ quá” không? Nên chăm sóc trẻ hiếu động như thế nào, thưa bác sĩ?

Trẻ quá hiếu động khó phát triển nhân cách bình thường và rất dễ trở nên hung bạo. Đây là một dạng bệnh tâm lý, nếu phát hiện sớm và điều trị có phương pháp, trẻ sẽ phát triển rất tốt.

Biểu hiện của trẻ mắc chứng hiếu động quá mức rất dễ nhận biết: Khóc suốt ngày và ngọ nguậy liên tục; mất khả năng tập trung, hoặc sự tập trung này lại thiếu mạch lạc, thiếu nhất quán; thiếu khả năng suy nghĩ trước khi hành động, cách hành động thường không có mục đích, trẻ bồn chồn và không lúc nào yên.

Khi trẻ đi học, kết quả học tập của trẻ ngày càng sa sút, nên dễ bị coi là học sinh cá biệt. Cùng với việc dùng thuốc để điều trị bệnh là việc dùng liệu pháp tâm lý sẽ cho kết quả tốt hơn.

Đối với trẻ mắc chứng hiếu động quá mức, cha mẹ nên quan tâm đến con nhiều hơn, đặc biệt là nên giám sát thường xuyên và kiên nhẫn với trẻ. Tuyệt đối không mắng mỏ, nặng lời, không so sánh con với những trẻ khác cùng tuổi với ý chê trách, thất vọng.

Giúp trẻ tập hình dung được hậu quả trước khi hành động. Cha mẹ tránh cãi vã trước mặt con cái, nên cư xử dịu dàng và nên khen ngợi khi trẻ làm việc tốt, bởi đối với những trẻ này, tình yêu của cha mẹ chính là sự sống còn.

Đặc biệt, nên nhìn vào mắt trẻ khi nói chuyện và cũng yêu cầu trẻ nhìn vào mắt bạn khi trẻ yêu cầu một điều gì.

Hoàng Hiếu

Orginal Source Xử lý những dấu hiệu bất thường ở trẻ

Bài liên quan