Tỷ lệ người già càng tăng lên trong cộng đồng thì càng trở thành một vấn đề lớn đối với việc chăm sóc sức khỏe. Người già dễ bị gãy xương, thường là xương đùi và xương chậu có khi chỉ sau một chấn thương NHẸ , NHẤT LÀ Ở các cụ bà, hậu quả thường rất trầm trọng, nhiều người bị chết, số sống sót đòi hỏi sự chăm sóc lâu dài. Xương dễ bị gãy thường do loãng xương gây nên, đó là hiện tượng mất đi một số lượng lớn tổ chức xương trong toàn bộ thể tích xương, làm độ đặc của xương giảm đi.
HÀM LƯỢNG CHẤT KHOÁNG TRONG XƯƠNG CAO NHẤT Ở tuổi 25 sau đó giảm xuống ở NỮ ÐỘ TUỔI MÃN KINH và nam khoảng 55 tuổi. Tỷ lệ khối lượng xương giảm đi hàng năm thay đối từ 0,5- 2% tùy theo từng người. Những người khi còn trẻ có độ đặc xương thấp thì khi về già dễ bị loãng xương.
Các yếu tố sau đây có ảnh hưởng tới độ đặc của xương:
- Thiếu oestrogen.
- Thiếu hoạt động.
- Hút thuốc lá.
- Uống rượu và dùng thuốc.
- Chế độ dinh dưỡng nhất là canxi.
Các lời khuyên về dinh dưỡng để đề phòng loãng xương có thể tóm tất như sau:
- Tăng thêm các thức ăn giàu canxi: Sữa và các chế phẩm từ sữa như FOMÁT ( NÊN DÙNG CÁC LOẠI SỮA CÓ ÍT CHẤT BÉO- ). ở một số nước, người ta tăng cường canxi vào bánh mì. Người già cần nhiều canxi hơn còn trẻ vì khả năng hấp thu canxi của họ kém hơn.
- Lượng protein trong khẩu phần nên vừa phải, ăn nhiều protein phải đảm bảo đủ canxi vì chế độ ăn nhiều protein làm tăng bài xuất canxi theo nước tiểu
- Ăn nhiều rau và trái cây.
- Có thời gian hoạt động ngoài trời nhất định để tăng tổng hợp vitamin D trong cơ thể.
- Không nghiện rượu.
- Hoạt động thể lực vừa phải.
- Duy trì cân nặng "nên có". Gầy là một yếu tố nguy cơ của loãng xương. Các hậu quả của loãng xương đã trở thành một gánh nặng cho xã hội ở nhiều nước phát triển, ước tính mỗi năm nước Mỹ phải chi 3,8 tỷ đô la cho vấn đề này.
Loãng xương và hậu quả của nó rất đáng chú ý ở nước ta, tiếc rằng còn ít công trình nghiên cứu về vấn đề này.