LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CỦA BÊNH LIÊT DƯƠNG

Giáo sư Harmut Prost của Đức đã nói rằng: "Theo tôi chúng ta phải khơi ra vấn đề, bởi vì bệnh nhân cũng như người hôn phối muốn biết nguyên nhân cũng như những gì đã xảy ra cho họ". Còn Bs Brock của Canada thì nói " Nếu tôi không cho họ một câu hỏi Tại sao bạn có vấn đề trục trặc trong việc cương dương vật thì họ...

Đa số bệnh nhân đến với tôi đều mang tâm trạng là họ muốn biết vấn đề đó là gì, sự thật của vấn đề đó ra sao. Tôi đặt cho họ một câu hỏi và từ đó sự giao tiếp sẽ rất thuận lợi cho cả hai".

Kinh nghiệm riêng cũng như đa số các đồng nghiệp của tôi ởmột phòng mạch Đa Khoa hay Nội Khoa tổng quát thì rất khó mà khơi dậy vấn đề ở một nơi khám bệnh như thế, ngoại trừ một số thầy lang treo bản điều trị bệnh di tinh mộng tinh... bệnh bất lực nơi trụ điện hay gốc cây.

Phần lớn bệnh nhân với quan niệm đạo đức, xã hội, truyền thống văn hóa vốn có, họ luôn luôn cho rằng vấn đề tình dục la một chuyện không đứng đắn, thậm chí là xấu xa mất đạo đức, đồi trụy khi nói ra hoặc than phiền nhất lại là những người đứng tuổi mặc dầu ngưới lớn tuổi là nhóm có nhiều nguy cơ nhất mắc phải những rắc rối thuộc loại này, có lẻ vì đa số chấp nhận mất khả năng tình dục là một diều tự nhiên, nói ra nó hơi kỳ kỳ... cho nên hay nhất là né tránh hoặc làm lơ đi. Dù là bàn bạc thế nào đi nữa thì ngưới ta vẫn cho rằng chưa nên nói ra trong lúc này, hãy đợi một dịp khác thuận tiện hơn v.v... và v.v...

Do vậy các rối loạn về chức năng tình dục như xuất tinh sớm, liệt dương... ít có bệnh nhân nào than phiền với thầy thuốc. Đối với thầy thuốc thì Tình Dục chưa phải là một môn học chính qui, tài liệu nghiên cứu chưa nhiều, một số khái niệm về tình dục chưa thật rõ ràng, sự hiểu biết về các vấn đề này trong quần chúng còn hạn chế ngoại trừ một số người quan tâm hay đang gặp rắc rối...

Đối với thầy thuốc sự thiếu thông tin, cập nhật hóa kiến thức còn khó khăn vì thiếu nguồn cung cấp tài liệu về bộ môn tình dục đã khiến cho đa số thầy thuốc có lương tâm và lòng tự trọng họ không nhúng tay vào, không bàn đến, hoặc đưa ra một lời khuyên vì những điều mà họ chưa biết một cách chắc chắn.

Bệnh nhân thì không nói đến, thầy thuốc thì không làm việc vược quá tầm hiểu biết của mình đã đẩy vấn đề này càng ngày càng vào chổ bế tắt và cách hay nhất đối với vấn đề này là lãng tránh và mặc cho nó một cái áo đạo đức luân lý là xong.

THỰC SỰ VẤN ĐỀ CÓ BI QUAN NHƯ THẾ KHÔNG? KHÔNG

Nếu ta chịu khó nhìn nó theo một chiều hướng khác, thoải mái hơn, khoa học hơn và tránh bớt các định kiến. Trước thập niên 1970 người ta cho rằng bệnh liệt dương hầu hết có nguyên nhân do tâm lý hoặc có rối loạn ham muốn tình dục vì thế việc gắn liền bệnh này với vấn đề đạo đức cũng là chuyện không sai bởi vì nó bắt nguồn từ sự ham muốn nhục dục, từ bản năng tính dục.

Hiện nay y học đã khám phá ra rằng 75% bệnh nhân bị liệt dương đều có một nguyên nhân thực thể như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, xương khớp, do stress, do lão hóa, do rượu thuốc lá hay do thuốc men... Nguyên nhân tâm lý thuần túy chỉ 25%, tuy nhiên vấn đề tâm lý luôn luôn là yếu tố nền trong tất cả mọi nguyên nhân gây ra tình trạng bất lực thật sự hay bất lực tuyệt đối. Trong mọi nguyên nhân gây bất lực luôn luôn có sự lồng ghép nguyên nhân tâm lý.

Vai trò của NO (nitric oxide) trong cơ chế cương dương vật cho thấy vai trò quan trọng của ý thức và tình cảm, từ dó ta có thể hiểu được rằng tại sao con người và loài vật lại khác nhau Hiện tại những khám phá rút ra từ các công trình điều tra cơ bản, từ các thống kê trong bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch... và việc hiểu rõ cơ chế gây cương đã giúp ta có một cái nhìn mới về bệnh bất lực, phải xem nó như là một căn bệnh như những bệnh khác, đó là một bệnh thực sự có nguyên nhân phần lớn là bệnh lý thực thể.

Các hiểu biết khoa học này có thể thông tin cho dư luận cùng các nhà đạo đức để họ bớt gay gắt hơn đối với bệnh bất lực. Nếu đem so sánh nỗi khổ cũng như tìm kiếm sự trợ giúp về mặt y khoa của một bênh nhân bị bệnh lậu, giang mai, mồng gà hay nhiễm HIV là nhữnh bệnh có ít nhiều liên quan dến tình dục thì không thể lồng ghép vấn đề dạo đức vào đây được.

Bất cứ người đàn ông nào có biểu hiện một rối loạn chức năng tình dục phải nên đi khám sức khỏe tổng quát ngay vì biết đâu dó là triệu chứng của một bệnh tiềm ẩn đâu đó như bệnh tiểu đường, tim mạch, phì đại tuyến tiền liệt... Tâm lý của bệnh nhân bất lực là ít khi muốn bày tỏ chuyện khó nói với bất cứ người nào thậm chí ngay cả người hôn phối.

NGƯỜI THẦY THUỐC LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP CHO BÊNH NHÂN BỊ BẤT LỰC

1. Phải nói cho họ hiểu rằng bệnh liệt dương cũng giống như các bệnh khác, để biết được điều đó phải hướng dẫn từ từ cho họ về các vấn đề sinh sản, giới tính, các bệnh lây qua đường tình dục rồi đề cập đến các rối loạn chức năng tình dục.

2. Nếu bệnh nhân đến khám ở một thầy thuốc chuyên khoa về tình dục thì quả thật đơn giản bởi vì người thầy thuốc lẫn bệnh nhân đều biết được ý định cũng như công việc mình phải làm.

3. Nhưng nếu họ có bệnh mà vì nhiều lý do họ không đikhám bệnh ví dụ như định kiến sai lầm xem đó là một chuyện đương nhiên của tuổi tác, chuyện không đứng đắn... thấy người sắp sập hố mà mình không báo thì liệu y đức của người thầy thuốc có cho phép không? những người bị ED là những "người câm" cho nên muốn giúp cho những người này thì ngoài những thông tin về giới tính trên phương diện truyền thông thì khi tiếp cận với bệnh nhân trong nhóm có nguy cơ bị bệnh này thì người thầy thuốc nên chủ động gợi ý Chia xẻ kinh nghiệm khi khám bệnh nhân bị bất lực

Đối với tôi việc khám và điều trị cho một trường hợp bị liệt dương rất mất thì giờ, để hoàn tất cho việc chẩn doán xác định, tôi phải thực hiện qua các giai đoạn:

Làm một bệnh sử tổng quát

Khai thác bệnh sử vế tình dục

Đánh gía về mặt tâm lý

Khám lâm sàng

Gởi làm các xét nghiệm cận lâm sàng

Tôi phải mất hơn 1 buổi để tiếp xúc, lần đầu tôi phải mất gần hai giờ để nói chuyện với bệnh nhân, tùy theo mức độ hiểu biết vấn đề mà họ đang gặp, tôi phải ngồi để nghe họ trình bày cái họ đang quan tâm, các khó khăn họ thực sự bối rối mà không có dịp nói ra, thỉnh thoảng tôi phải hỏi lại những điều họ mô tả. Phần lớn bệnh nhân đều nhầm lẫn hoặc chưa hiểu rõ các từ ngữ mà họ nói, tôi phải mô tả cho họ hiểu thế nào là xuất tinh sớm, thế nào là rối loạn cương dương vật, như thế nào gọi là liệt dưong bất lực, thế nào là di tinh mộng tinh hoạt tinh, thế nào là dương dự, thận yếu v, v,...

Cuối buổi gặp mặt đầu tiên tôi đưa cho họ một bản gồm có 25 câu hỏi vê những vấn đề liên quan dến các hoạt động tình dục, ho sẽ trả lại cho tôi sau khi đã đánh dấu vào các câu trả lời (bản đánh giá về khả năng tình dục của Association of Sexology Research) tôi nói với bệnh nhân là tôi muốn gặp người hôn phối của họ trong lần gặp thứ hai nếu cô ấy bằng lòng, tôi cũng nói rõ là tôi sẽ trao đổi hai người riêng biệt nhau sau đó tôi sẽ đưa cho người hôn phối một bản gồm có 20 câu hỏi liên quan đến việc đánh giá mức độ tình dục của hai người cùng những hiểu biết về tình dục cũng như tâm lý của người hôn phối.

Trong lần gặp lần thứ hai tôi sẽ trao đổi với hai người về các vấn đề gia đình, công ăn việc làm, áp lực và những stress của môi trường đối với cuộc sống và đời sống tình dục của họ, sau đó tôi tiếp xúc riêng từng người và tôi muốn nghe những nhận xét riêng của họ về nhau trong các vấn đề về cuộc sống, tình cảm, cách sắp đặt cuộc sống sao cho thuận tiện, nhất là vấn đề các hoạt động tình dục và cái gì rắc rối mà mỗi người đang gặp, họ có đề nghị làm cho chuyện đó được tốt đẹp hơn không

Lần thứ ba tôi khám lâm sàng một cách cẩn thận không bỏ sót một chi tiết nào tôi khám bệnh dự theo một bản hướng dẫn in sẵn và sẽ giải thích cho họ nghe về tại sao lại bị bệnh bất lực. Tôi giải thích cho họ một số nguyên nhân có liên quan đến họ mà tôi đã rút ra từ các buổi tiếp xúc trước hay từ bản câu hỏi, tôi nói cho họ biết taị sao lại có sự khác nhau giữa người bị bệnh bất lực và người bình thường, giữa người trẻ và người lớn tuổi, tai hại của rượu và thuốc lá, sự cần thiết phải thích nghi với môi trường và cuộc sống, cách hóa giải các stress... sau đó gởi bệnh nhân đi làm các xét nghiệm cận lâm sàng, cũng như cách làm test cương dương vật trong ba đêm.

Lần thứ tư tôi cho họ biết một chẩn đoán sơ khởi, giải thích và giới thiệu các phương pháp điều trị như dùng thuốc chích vào dương vật, dụng cụ bơm chân không, lắp đặt dương vật giả, giải phẫu mạch máu, thuốc uống, thoa tai chỗ, thuốc dán xuyên qua da, thuốc nhét vào niệu đạo... kết quả cũng như các hệ lụy của các phương pháp điều trị này cũng như thời gian và chi phí...

Cuối cùng tôi cho họ một số điện thoại, địa chỉ Email, Website và thiết lập một sự liên lạc mà qua đó họ có thể tham khảo và tham vấn với tôi.

Nếu bệnh nhân ở xa họ có thể tái khám sau một tháng, các diễn biến thường được bệnh nhân thông báo bằng phương tiện mà họ có.

Quan hệ giữa bệnh nhân và tôi không phải là mối quan hệ dịch vụ y tế hư thời đại bây giờ, nói rõ hơn nếu bạn muốn điều trị tại bệnh viện thì trước hết bạn phải đóng viện phí rồi dịch vụ y tế sẽ được thực hiên sau, khỏi bệnh hay không là chuyện tính sau, nhưng trước hết là phải ứng tiền trước cái đã, tiền trao cháo mới múc. Ngày xưa quan niệm thù lao cho người thầy thuốc; thầy giáo khác xa với hiện tại. Tâm lý của bệnh nhân đối với thầy thuốc là như vậy, bắt đầu từ niềm tin. Đối với các bệnh khác thì niềm tin và sự kính trọng lẫn ngưỡng mộ của bệnh nhân đối với thầy thuốc xem ra không bằng như đối với bệnh ED.

Trong nghiên cứu bệnh ED thì luôn luôn vấn đề tâm lý vẫn là một trong các yếu tố then chốt, bất cứ điều trị cách nào thì tâm lý liệu pháp vẫn gắng bó, bởi thế người thầy thuốc điều trị ED phải là người thầy thuốc của ngày xưa, với cái tư thế cao nhất của một nền y học nhân bản, không phải là kiểu tiền trao cháo múc như hiện tại. Tại sao vậy? Bởi lòng tin và sự kính trọng sẽ làm cho bệnh nhân giải toả được những stress về tình dục đã mất.

Bài liên quan