Âm Dương và Dược Liệu

Dùng nguyên lý Âm Dương áp dụng vào dược liệu đã được người xưa áp dụng một cách khoa học và có hiệu quả. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu chú ý đến vấn đề này. Việc áp dụng nguyên lý Âm Dương vào dược liệu không phải là một việc dễ vì đòi hỏi nhiều yếu tố. Ở đây, chúng tôi tạm nêu ra một số nguyên tắc để tùy nghi áp dụng.

a) Về Tác Dụng

- Các vị thuốc có tác dụng Thăng (đi lên) thuộc âm. Thí dụ : Ma hoàng, Quế...

- Các vị thuốc có tác dụng giáng (đi xuống) thuộc dương. Thí dụ : Mang tiêu, Mộc hương...

b) Về Trọng Lượng

+ Các vị thuốc có trọng lượng nhẹ, xốp, thuộc âm. Thí dụ : Các loại lá (lá dâu, lá Cối xay...).

+ Các vị thuốc có trọng lượng nặng, cứng, thuộc dương. Thí dụ : Bách bộ, Mẫu lệ...

c) Về Tính Chất

- Các vị thuốc có tính Hàn (lạnh), Lương (Mát) thuộc âm. Thí dụ : Cỏ mực, Hoàng bá...

- Các vị thuốc có tính Nóng (Nhiệt), ấm (ôn) thuộc dương. Thí dụ : Trần bì, Phụ tử...

Việc phân chia âm dương cho dược liệu, chỉ có tính cách tương đối, trên lâm sàng, nhiều khi còn phải dựa theo Tứ khí, Ngũ vị... nữa.

Việc phân biệt đặc tính âm dương của dược liệu rất quan trọng trong việc trị liệu. Thí dụ : Một bệnh thuộc dương chứng, thực chứng cần phải tìm vị thuốc mang đặc tính âm để ức chế bớt dương, lập lại sự quân bình âm dương. Nếu không nắm vững, cho những vị thuốc mang đặc tính dương vào sẽ làm bệnh tăng hơn (như đổ dầu thêm vào lửa), có khi nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Bài liên quan

Đại Cương
Tính Chất của Âm Dương
Phân loại Âm Dương