Tính Chất của Âm Dương

1. Âm Dương đối lập

Khi quan sát các hiện tượng, luôn thấy từng cặp đối nghịch nhưng gắn bó nhau : Sáng tối - Động tĩnh... Tuy đối nghịch nhưng luôn gắn bó nhau, do đó, đây chỉ là 2 mặt của 1 quá trình thống nhất.

Người xưa đã biểu thị quan niệm trên bằng đồ hình Thái Cực : Một âm (màu đen) và 1 dương (màu đỏ hoặc trắng) trong 1 vòng tròn không bao giờ tách rời nhau. Thiếu 1 trong 2 yếu tố Âm Dương, không thể hình thành sự vật.

Thí dụ : Vấn đề dinh dưỡng trong cơ thể.

Cơ thể cần dinh dưỡng (Âm) và hoạt động (Dương). Muốn có chất dinh dưỡng (Âm), cần tiêu hao 1 số năng lượng (Dương). Ngược lại, để có năng lượng cung cấp cho hoạt động (Dương) cần tiêu hao 1 số chất dinh dưỡng (âm)...

2. Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm

Đào sâu vào từng hiện tượng, từng vật, người ta thấy : Mỗi mặt Âm hay Dương lại có mặt đối lập ở trong, người xưa gọi là trong Âm có Dương và trong Dương có Âm.

Nhờ vậy, vũ trụ chia nhỏ dần thành 1 chuỗi 2 mặt Âm Dương vô cùng tận.

Có thể lấy thời gian 1 ngày 1 đêm làm thí dụ :

- Thiên "Kim Quỹ Chân Ngôn Luận" ghi : "Bình đán chi nhật trung, dương trung chi dương giả, Nhật trung chi hoàng hôn, thiên chi dương, dương trung chi âm giả, Hợp dạ chí kê minh, thiên chi âm, Âm trung chi dương giả, Kê minh chi bình đán, thiên chi âm, âm trung chi dương giả" (Từ sáng sớm đến giữa trưa là dương trong ngày, dương trong dương, từ giữa trưa đến sẫm tối, là dương trong ngày, âm trong dương; từ chập tối đến gà gáy là âm trong ngày. Âm trong âm, từ gà gáy đến sáng sớm là âm trong ngày, Âm trong dương) (TVấn 4).

Bài liên quan

Đại Cương
Phân loại Âm Dương
Âm dương và cơ thể