Đu đủ - kho Vitamin

TP- Sau bữa cơm, tráng miệng một ít đu đủ chín vàng có thể giúp đường ruột dễ dàng tiêu hoá các loại thịt khó hấp thu, phòng chống loét dạ dày, viêm đường tiêu hoá, tiêu hoá kém... hoá các loại thịt khó hấp thu, phòng chống loét dạ dày, viêm đường tiêu hoá, tiêu hoá kém... Đu đủ- loại cây quả nhiệt đới rất quen thuộc với chúng ta từ Nam chí Bắc. Cuốn đại từ điển của Trung Quốc ghi: người phương Bắc gọi đu đủ là mộc qua (dưa gỗ, dưa mọc trên cây), là loại nông phẩm vượt biên, vốn là loài cây bản địa Mexico và vùng Nhiệt đới châu Trung Mỹ, theo chân thuyền nhân vào Trung Quốc hồi đầu thế kỷ 17

Đu đủ chín hoặc dấm chín có thịt màu hồng hoặc vàng, hạt đen nhánh hoặc xám nhờ. Người Trung Quốc xưa dùng mộc qua làm vị thuốc Đông Y và coi thang “Mộc qua độn ngưu nãi” (đu đủ ninh bò sữa), “Mộc qua độn tuyết cáp” (đu đủ hầm sò huyết) là thuốc “tràng sanh”.

Cứ ngỡ đu đủ xào nấu ninh hầm chín càng bổ nhưng không phải thế. Bởi vì khi nấu chín Bcarotene, vitamin C và các vitamin họ B trong thịt đu đủ gần như bị phá hoại sạch trơ, chất oleanol chứa trong thịt đu đủ cũng giảm phần lớn và đáng tiếc là chất papain quý giá trong đu đủ bị hoàn toàn biến tính dưới nhiệt độ cao.

Vũ khí bí mật: Papain

Papain tồn tại trong mủ đu đủ chứa nhiều trong đu đủ xanh, và có nhiều hơn trong đu đủ đã chín tự nhiên. Papain là một lại Cyspankrin, có thể giúp cơ thể người phân giải protein trong thịt động vật và cũng có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn và giun sán trong cơ thể người.

Xin mách bạn: Sau bữa cơm tráng miệng một ít đu đủ chín vàng có thể giúp đường ruột dễ dàng tiêu hoá các loại thịt khó hấp thu, có công hiệu rõ rệt trong phòng chống loét dạ dày (gastric ulcer), viêm đường tiêu hoá, tiêu hoá kém...

Nhưng cần chú ý, loại enzyme (men) này rất dễ biến tính ở nhiệt độ cao: đu đủ sau khi nấu chín không có tác dụng diệt vi khuẩn và ký sinh trùng trong cơ thể.

Nhìn từ góc độ bảo vệ làm đẹp da, papain có khả năng hoà tan các tổ chức hoại tử, còn có chức năng lọc mang tính lựa chọn, tức là phân giải phần da lão hoá mà không làm tổn thương tới da mới sinh.

Ngoài ra, nó có tính năng hoãn xung rất cao, trong phạm vi độ pH môi trường rất rộng nó đều có hoạt tính. Trộn nó vào mỹ phẩm có thể làm tăng tính đàn hồi da và làm đẹp da.

Papain có thể làm cho sự chuyển hoá sinh lý hoóc môn của thanh thiếu niên đạt tới cân bằng, giảm thiểu tình trạng mọc trứng cá. Đồng thời papain còn có tác dụng kích thích nội tiết estrogen (hoóc môn nữ giới) giúp “đôi gò bồng đào” luôn căng mẩy bởi tuyến vú có cơ phát triển mạnh.

Đu đủ kho vitamin

Đu đủ vỏ mỏng cùi dầy, nhiều nước vị ngọt, khá giầu chất dinh dưỡng, nếu ta chỉ quá chú trọng tới panhkrin (tức papain trong đu đủ) không buông hoá ra có mới nới cũ. Bởi theo Đông y thì: Mộc qua (đu đủ) tính hàn, người cơ thể hư nhược không nên ăn nhiều.

Theo sách Đông y: Mộc qua tính hàn vị cam, tuy có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, tiêu thử giải khát, nhưng người vị hàn (dạ dày lạnh) cơ thể hư nhược nếu ăn nhiều dễ đi tiêu chảy, chỉ nên ăn ít. Người già ăn lượng vừa phải có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, nhưng mỗi lần ăn, không nên ăn nhiều.

Mộc qua có tác dụng làm hưng phấn cơ trơn của tử cung, có thể dẫn tới sẩy thai, vậy nên bà bầu chớ ham ăn nhiều. Hấp thu nhiều vitamin A trong thời gian dài có thể tích tụ trong tổ chức béo (fatty), làm màu da ngả vàng, tóm lại chúng ta không nên ăn quá nhiều đu đủ.

Đu đủ chín cây, vị ngọt mát rất giàu chất carbohydrate. Ngoài ra trong đu đủ còn có nhiều vitamin và nguyên tố vi lượng, pectin (nhựa quả), họ falovone, chất xơ... đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể phát triển.

Hàm lượng vitamin C trong đu đủ rất cao, người lớn mỗi ngày ăn chừng 100g đu đủ chín tự nhiên là có thể đáp ứng đủ lượng vitamin C cần thiết. Vitamin C và carotene trong đu đủ là nguồn chất chống oxy hoá thiên nhiên, có thể chặn đứng quá trình tổng hợp nitrous acid dẫn tới ung thư, có thể giúp cơ thể sửa chữa các tổ chức hư tổn, loại trừ chất độc, tăng cường sức miễn dịch.

Vitamin E trong đu đủ, giúp quét dọn rác rưởi trong cơ thể giữ cholesterol ở mức độ cân bằng. Oleanol trong đu đủ có tác dụng bảo vệ gan, giảm enzyme, giảm mỡ máu, với các loại khuẩn bệnh như cầu khuẩn bồ đào màu vàng kim, trực khuẩn kiết ly, tế bào ung thư...cũng có tác dụng ức chế khá mạnh.

Tác dụng của Fe (sắt) và Zn (kẽm) chứa trong đu đủ cũng không nhỏ. Fe là thành phần quan trọng tạo nên ferrohemoglobin (heme) trong hồng cầu, hấp thụ đủ lượng Fe từ thực phẩm ăn uống thường ngày ta có thể phòng tránh được chứng nghèo máu do fe, còn Zn có công hiệu thúc đẩy sức khoẻ của nam giới.

Mủ quả đu đủ giúp mau khép miệng vết thương

Đu đủ còn có tác dụng chữa lành vết thương, vết bỏng ngoài da rất hiệu nghiệm. Vết thương chảy máu hay bết bỏng ngoài da thường dễ bị nhiễm trùng, thành phẫn hữu hiệu trong quả đu đủ có thể bảo vệ tế bào nuốt chửng (phagocyte, một loại tế bào bảo vệ trong cơ thể), nâng cao công hiệu diệt vi trùng gây bệnh...

Tại sao vậy? Bởi khi hệ thống miễn dịch của cơ thể công kích vi khuẩn có hại sẽ sản sinh ra oxy (O2) và nitơ (N2) mà cả hai chất này đều không có lợi cho việc kéo da non, khép miệng vết thương, mà kẹo (nhực mủ đặc-gel) của đu đủ có thể làm giảm tới một nửa lượng O2 và N2 trên bề mặt vết thương, thúc đẩy vết thương mau kéo da non, khép miệng.

Bùi Hữu Cường

Orginal Source Đu đủ - kho Vitamin

Bài liên quan