Vắcxin này đã được thử nghiệm trên động vật linh trưởng ở phòng thí nghiệm.
Năm 2007, việc thử nghiệm vắcxin V520 do tập đoàn dược phẩm Merck của Mỹ phát triển, được xem là "ứng cử viên sáng giá nhất" chống HIV, đã thất bại.
V520 sử dụng thể biến đổi của một loại virút gây cảm lạnh thông thường để phân tán các yếu tố của virút gây suy giảm hệ miễn dịch ở người (HIV) vào cơ thể, từ đó tăng cường hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, người ta đã phát hiện ra rằng những người có hệ miễn dịch ưu tiên đối với dòng virút gây cảm lạnh Ad5 sau khi tiêm vắcxin này lại có nguy cơ bị lây nhiễm HIV cao hơn so với những người có hệ miễn dịch tương tự không dùng vắcxin.
Trong khi đó, trong các thí nghiệm được tiến hành trên khỉ nâu, loại vắcxin dựa trên tế bào T mới được nghiên cứu nói trên, tuy cũng dùng một loại virút gây cảm lạnh làm nhiệm vụ phát tán, lại có thể ngay lập tức chống virút suy giảm hệ miễn dịch ở khỉ (SIV), một loại virút có "họ hàng gần" với HIV.
Các nhà khoa học đã chứng minh một cách hết sức thuyết phục rằng khi tiêm một liều vắcxin đủ gây chết SIV, những con khỉ có đủ khả năng ngăn chặn virút nhân bản và sống khỏe mạnh tới hơn 500 ngày sau khi tiêm.
Vắcxin tế bào T không phải là dạng vắcxin phòng chống (như vắc xin phòng bại liệt hay đậu mùa) mà là vắcxin dạng điều trị, nghĩa là mang sứ mệnh "tìm và diệt" virút HIV ngay sau khi cơ thể bị nhiễm.
Theo TTXVN
Orginal Source Hy vọng mới về vắcxin ngăn chặn HIV