Lạc có tác dụng cầm máu. Lớp vỏ mỏng bên ngoài hạt lạc có tác dụng cầm máu cao gấp 50 lần sao với nhân lạc, đặc biệt là đối với bệnh chảy máu cam.
Lạc có khả năng làm tăng trí nhớ, chống lão hóa, làm chậm sự suy thoái chức năng não, giúp tươi nhuận da. Axít béo không no trong lạc có tác dụng làm giảm lượng cholesterol, giúp phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch, bệnh cao huyết áp và bệnh mạch vành.
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện trong hạt lạc có chất Resveratrol - một hợp chất polyphenol tự nhiên có hoạt tính sinh vật rất mạnh. Đây là một hóa chất có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư, đồng thời cũng là một hóa chất làm giảm sự tích tụ tiểu cầu, phòng ngừa và điều trị bệnh xơ vữa độnh mạch và bệnh tim mạch.
Trong cuốn "Phòng chống lão hóa" của học giả người Mỹ - GS All Minderl, xuất bản năm 1998 đã nêu rõ: Resveratrol là một trong số 100 chất chống lão hóa có hiệu quả được ưa chuộng sử dụng nhất hiện nay. Lạc còn có tác dụng phù chính bổ hư, duyệt tì hòa vị, nhuận phế hóa đờm, tư dưỡng điều khí, lợi thủy tiêu thũng, cầm máu tăng sữa.
Lạc rất dễ ăn, mọi lứa tuổi đều dùng được. Những người mới ốm dậy, sau khi phẫu thuật và phụ nữ sau khi sinh nở ăn lạc đều có tác dụng bổ dưỡng, với lượng dùng thích hợp từ 80-100 gam.
Lạc nhân cả vỏ nấu với táo đỏ có tạc dụng bổ hư lại vừa có thể cầm máu, thích hợp dùng cho người bệnh mất máu, cơ thể suy nhược. Lạc rang hoặc chiên với mỡ có tính nóng, không nên ăn nhiều.
Trong số các chất chế biến, thì lạc hầm là món ăn tốt nhất, vừa tránh được phân hủy chất dinh dưỡng, ăn vào dễ tiêu lại giữ được trung tính.
Lạc có nhiều dầu nên bộ máy tiêu hóa cần tiết nhiều dịch mật, vì vậy những người bị bệnh về mật không nên ăn. Mặc khác, lạc làm cho máu nhanh đông, dễ tạo nên cục máu đông, do vậy những người máu có độ dính cao hoặc bị tắc ngẽn mạch máu, không nên ăn lạc.
Đặc biệt cần lưu ý: Lạc đã bị mốc tuyệt đối không được ăn, vì trong lạc mốc có nhiều Aflatoxins - một chất có khả năng gây ung thư.
Phạm Văn Trung
Theo "Family Doctor" bản Hoa Văn