Những dạng 'nghiện' hay gặp ở trẻ

Ngoài ma túy, sex..., giới trẻ ngày nay còn có thể bị phân tâm quá mức vào những loại hình giải trí chỉ có ở thời đại này như phim ảnh, internet hay điện thoại di động, với các biểu hiện "nghiện" đặc trưng mà cha mẹ cần lưu ý.

1. Tôn thờ thần tượng

Internet cũng bị nhiều trẻ "nghiện". Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Ảnh: Hoàng Hà.

Các bậc phụ huynh có thể quan sát chứng nghiện này của con em qua những vật trẻ sưu tập, qua trang phục, đầu tóc, ăn nói hoặc đi đứng của trẻ. Hãy hỏi trẻ, bạn sẽ nhận ra mức độ “tôn thờ” thần tượng của trẻ. Đã có những thanh niên tự tử vì thần tượng của mình.

2. Nghiện ăn cắp vặt

Rất nhiều nhân vật nổi tiếng hay những “Người của công chúng” đã thành đạt nhưng lại không thể bỏ đi tật xấu này từ thời thơ ấu của mình. Hành vi trộm cắp đã vượt khỏi giới hạn của lòng tự trọng, đạo đức hay lẽ phải. Nó còn là thú vui, sự giải tỏa tâm thần hay “thói quen” táy máy chân tay từ bé nhưng không được uốn nắn kịp thời.

3. Nghiện mua sắm

Nhóm trẻ này là thượng đế đúng nghĩa của các siêu thị, shop thời trang. Trẻ là “nô lệ” của các chương trình quảng cáo. Trẻ có khuynh hướng tranh thủ mua vô số vật dụng không cần thiết, ngay khi có điều kiện tài chính. Căn phòng của trẻ gần giống một cửa hiệu tạp hóa mini.

4. Nghiện games và internet

Bốn biểu hiện của chứng nghiện này là:

Quên thời gian, sao lãng ăn uống và ngủ;
- Tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể lên mạng
- Cần trang bị máy tính mạnh hơn, nhiều phần mềm mới
- Biểu hiện trầm cảm, hay cáu giận và tách biệt với xã hội.

Nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc đã xem chứng nghiện này là bệnh lý, cần tiến hành chữa trị kịp thời trong bệnh viện.

5. Nghiện điện thoại di động

Nếu con em bạn nằng nặc đòi mua (hoặc đòi thay mới) điện thoại di động và không thể tách rời chúng cả ngày lẫn đêm (trong một thời gian dài), bạn nên tiếp tục xem xét trẻ có thuộc chứng nghiện này không. Trẻ bị chứng nghiện này thường có những cảm xúc bất thường, thay đổi thói quen hàng ngày, hành vi (kết quả) học tập và sinh hoạt chuyển hướng xấu hơn, đơn độc hơn.

Trẻ bị chứng nghiện này có thể “kiên nhẫn” nói chuyện hàng giờ bằng điện thoại cả ngày lẫn đêm, kể cả những người không phải là bạn thân của chúng.

Nếu bạn thấy con em mình có những biểu hiện của các chứng nghiện trên một cách thái quá, bạn cần liên hệ với các chuyên gia để được tư vấn khắc phục hay chữa trị kịp thời.

Orginal Source Những dạng 'nghiện' hay gặp ở trẻ

Bài liên quan