Những rủi ro từ phẫu thuật thẩm mỹ

TP - Những năm gần đây dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp ngày càng nở rộ. Ngoài cái được ai cũng rõ thì mặt trái của nó lại ít người quan tâm và dưới đây là 10 rủi ro tiềm ẩn do phẫu thuật thẩm mỹ để lại vừa được tạp chí Forbes (Mỹ) cảnh báo. âm và dưới đây là 10 rủi ro tiềm ẩn do phẫu thuật thẩm mỹ để lại vừa được tạp chí Forbes (Mỹ) cảnh báo.

1. Hiện tượng tụ máu (Hematoma): là rủi ro xảy ra đối với những người đã qua phẫu thuật thẩm mỹ.

Tỷ lệ mắc từ 1 - 2% trong tổng số những ca phẫu thuật làm đẹp. Đàn ông có tỷ lệ mắc cao hơn phụ nữ do trên mặt đàn ông có nhiều chân lông, cần nhiều máu để tồn tại.

Ngoài ra, so với các loại hình phẫu thuật khác thì phẫu thuật thẩm mỹ có tỷ lệ tụ máu cao hơn cả.

2. Hiện tượng tiết dịch (Seroma): Serona là thuật ngữ chuyên môn để nói về hiện tượng tiết dịch trong cơ thể, nhất là từ vùng rốn, bụng.

Bởi vậy khi phẫu thuật người ta thường áp dụng ống dẫn dịch ra ngoài nhưng vẫn không khắc phục hết.

3. Chứng hoại tử (Necrosis): Hay còn gọi là hiện tượng tế bào bị chết do phẫu thuật không đạt chất lượng gây ra do nguồn máu cung cấp cho vùng phẫu thuật bị gián đoạn.

Những người nghiện hút thuốc lá là nhóm người có mức rủi ro tương đối cao, đặc biệt làm giảm khả năng cung cấp máu cho các mô da. Để giảm thiểu nên chọn những cơ sở chất lượng và có đăng ký hành nghề .

4. Chấn thương dây thần kinh: Bất kể khi nào da bị can thiệp thì hệ thống thần kinh sẽ bị tổn thương, chưa kể những ca phẫu thuật do những người có chuyên môn kém thực hiện.

Trung bình cứ 1.000 ca phẫu thuật mặt thì có một trường hợp hệ thống thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng.

5. Viêm nhiễm: Viêm nhiễm có thể xảy ra ngay sau khi phẫu thuật thẩm mỹ như hút mỡ hoặc qua các vết mổ, rạch cắt với khẩu độ nhỏ hơn 6 mm. Viêm nhiễm có thể phát triển rất nhanh và có thể để lại những hậu quả đáng tiếc.

Tuy phẫu thuật thẩm mỹ có tỷ lệ viêm nhiễm thấp là do người được làm đẹp đang khỏe mạnh nhưng để hạn chế cần giữ vệ sinh tốt và chọn những cơ sở có uy tín để thực hiện.

6. Hiện tượng sẹo phì đại (Hypertropic Scar): Sẹo phì đại là những vết sẹo đỏ dày và trồi lên bề mặt.

Những vết sẹo thẫm màu thường làm giảm thẩm mỹ nếu xuất hiện ở trên mặt. Những phẫu thuật viên có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm thường biết cách xử lý nên ít để lại sẹo.

7. Hiện tượng tê cóng: Tạm thời mất cảm giác nơi phẫu thuật là hiện tượng thường gặp ở những người phẫu thuật thẩm mỹ mặt hoặc hút mỡ bụng.

Tùy theo từng dạng phẫu thuật mà hiện tượng tê cóng có thể cao hay thấp. Ví dụ phẫu thuật vú thì tỷ lệ này từ 10 - 70%, đặc biệt là núm vú và vùng xung quanh.

8. Hiện tượng chảy máu: Đối với bất kỳ dạng phẫu thuật nào cũng đều gây chảy máu nhưng ở phẫu thuật thẩm mỹ nếu tay nghề kém, đặc biệt là phẫu thuật vùng mắt có thể gây chảy máu và ảnh hưởng đến thị lực.

Riêng ở đàn ông, những người mắc bệnh cao huyết áp hoặc uống aspirin thường xuyên thì tỷ lệ chảy máu rất cao.

9. Hiện tượng sa mi mắt (Ptosis): Mắt có túi chứa phía dưới được coi là những phản ứng phụ ngoài mong muốn của liệu pháp blepharoplasty (phẫu thuật tuyến mi), hoặc phẫu thuật thẩm mỹ mắt nói chung.

Trường hợp này có thể xảy ra viêm nhiễm nhưng lại dễ khắc phục bằng cách phẫu thuật lại. Ngoài ra hiện tượng xệ mi cũng có thể xảy ra sau khi trải qua kỹ thuật Botox.

10. Nguy cơ gây tử vong: Phẫu thuật tim mạch có mức độ tử vong trung bình là 2%, còn phẫu thuật thẩm mỹ thì tỷ lệ này thấp hơn, dưới 1% vì nó có đơn giản hơn.

Những người muốn thẩm mỹ cũng phải đề phòng những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Một số ca gây tử vong thường bắt đầu từ khâu gây tê do độc tố lidocaine gây nên. Chính vì điều này mà nhiều nước chỉ cho phép những người đã được đào tạo và có giấy phép mới được hành nghề.

Khắc Nam
Theo HW/Forbes

Orginal Source Những rủi ro từ phẫu thuật thẩm mỹ

Bài liên quan