Thể thao chừng mực!

Thể thao chừng mực!

TP - Dường như ở đâu cũng nghe, cần vận động. Các bác sĩ coi hoạt động thể chất tích cực như thuốc cơ bản chữa nhiều chứng bệnh. Bản thân chúng ta cũng có linh cảm, vận động là hoạt động tích cực, chỉ có lợi, không có hại...

> Biện pháp tự nhiên phòng tránh tiểu đường

Sự phát triển chính đáng

Ai cũng biết, vận động phát huy tác dụng tích cực đến sự phát triển thê chất. Còn với đời sống tâm lý hoặc tình cảm? Cho dù vẫn tưởng, đó là những lĩnh vực hoàn toàn không liên quan gì với nhau, song vận động tích cực có tác động nhất định đến đời sống tâm lý và tình cảm. Lý do: thể thao đảm bảo sự phát triển toàn diện, không chỉ thể chất, mà cả tâm lý và và xã hội. Luyện tập thường xuyên xoa dịu tâm trạng sợ hãi và trầm cảm, giúp chủ thể xoay sở tốt hơn với stress. Thư giãn và thả lỏng. Họat động thể thao cho phép giải tỏa cảm xúc. Cải thiện trí nhớ và chất lượng giấc ngủ. Cũng ảnh hưởng tích cực đến trạng thái tình cảm, làm cho chúng ta đánh giá tích cực hơn bản thân. Giúp hình thành tính cách, rèn luyện khả năng bền bỉ và quyết tâm.

Tất cả đều có thể?

Việc lựa chọn bộ môn cụ thể sẽ đơn giản – nếu bản thân không mắc bệnh gì và sức khỏe bình thường. Bởi khi ấy chỉ tính đếm khả năng mang lại cảm giác thú vị và thoải mái. Bơi lội? Chắc chắn, có thể. Luyện tập thể hình? Không có gì cản trở. Tuy nhiên vấn đề sẽ trở nên phức tạp – nếu sức khỏe “có vấn đề” hoặc bản thân mắc bệnh mạn tính nào đó. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa, không thể hoạt động thể thao. Thậm chí trái lại. Sự khác biệt nằm ở chỗ: không thể thoải mái tự lựa chọn bộ môn thể thao; cần có sự tham khảo ý kiến bác sĩ. Lý do: không phải mọi người đều có thể bơi lội, mọi người đều có thể tập joga hoặc chạy bộ. Tuy nhiên không phụ thuộc vào năng lực sức khỏe, cần phải chú ý đến bản thân thông qua việc lựa chọn bộ môn thể thao cụ thể. Chấn thương, chuột rút, căng cơ hay trầy xước là hậu quả thường gặp với bất cứ bộ môn thể thao nào.

Cẩm nang rút gọn về các dạng hoạt động

Không thể ném tất cả vào một rọ. Cho dù tất cả đều có chung mẫu số ở dạng cải thiện phong độ và nâng cao năng lực, cần biết, chúng thực sự khác nhau ở điểm nào.

1- Rèn luyện sự dẻo dai: yoga, khiêu vũ thể thao, kéo co.

Phát huy tác dụng cải thiện phạm vi và sự dễ dàng thực hiện các động tác. Giảm thiểu tình trạng đau xương sống. Làm mềm dẻo hệ gân cơ, gia tăng tính năng động của khớp.

2- Rèn luyện thể lực – tập thể dục (co kéo, đứng thế), các bài tập với liều áp lực, các bài tập thể hình.

Tăng cường sức mạnh cơ bắp, sứ bền của xương cốt, gân, dây chằng. Cắt giảm mô mỡ. Giảm thiểu nồng độ cholesterol, cải thiện khả năng dung nạp glucoza.

3- Các bài tập aerobic – dạo bộ, chạy, leo núi, đi xe đạp, bơi lội.

Cải thiện năng lực hệ hô hấp và tim-mạch, cải thiện tình trạng cung cấp oxy cho cá cơ quan nội tạng. Giảm áp huyết, cắt giảm mô mỡ. Giảm thiểu nguy cơ bệnh tim mạch và nhồi máu cơ tim. CỦủng cố hệ cơ bắp-xương khớp.

Bộ môn thích hợp với từng người, tức 9 hỏi-đáp về hoạt động thể chất

1- Liệu vận động thể chất có thể gây cảm giác khó chịu?

Gần như không thể - nếu hoạt động vừa phải. Vấn đề xuất hiện trong trường hợp đối tượng có bệnh chưa được chẩn đoán. Khi ấy có thể dẫn đến tình trạng lả người. Đối tượng dạng này cần gõ cửa bác sĩ.

2- Luyện tập thể thao được coi là thành phần không thể thiếu trong chữa trị những bệnh gì?

Với béo phì. Vận động thường xuyên không chỉ giúp giảm cân, mà còn giảm thiểu đau lưng, đau khớp, triệu chứng suy động mạch và bệnh tim. Thoạt đầu – hàng ngày mỗi giờ dạo bộ. Mức độ dần dần: các bài tập thể dục, đi xe đạp và aerobic.

Vận động cũng có lợi với bệnh tiểu đường. Bản thân sự gầy đi có thể bình thường hóa nồng độc glucoza trong máu. Hoạt động thể chất tích cực cải thiện sự mẫn cảm với insulin. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ, để lựa chọn bộ môn cụ thể.

Kể cả sau nhồi máu cơ tim cũng cần vận động, song từ từ. Không thể bắt đầu bằng những bài tập đòi hỏi nỗ lực lớn.

3- Áp huyết cao có loại trừ họat động thể chất?

Không với điều kiện áp huyết đã được điều chỉnh bằng tân dược. Các dạng vận động được chỉ định: đi bộ, bơi lội, đi xe đạp, aerobic (có mức độ). Cấm chỉ định: thể thao leo núi, các môn thể thao mang tính ganh đua. Cần dừng ngay – khi cảm thấy khó thở.

4- Thoát vị đĩa đệm và thoái hoá cột sống có được tập thể dục thể hình?

Được, với điều kiện dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên. Ngoài ra tất cả các môn thể thao sức mạnh (cử tạ, judo, vật) đều cấm chỉ định. Joga và đi xe đạp cũng không được phép. Trái lại, có thể tham gia tập thể dục, bơi lội và aerobic.

5- Những môn thể thao dành cho người hen suyễn?

Điều chỉnh hô hấp là hoạt động đặc biệt cần thiết với bệnh hen suyễn, vì thế các bài tập aerobic có kiểm soát và các bài tập không đòi hỏi thể lực lớn như dạo bộ, đi bộ chống gậy, các bài tập thở được chỉ định dành cho đối tượng này.

6- Đi xe đạp và bệnh loãng xương. Liệu có thể?

Tuyệt đối không nên, trừ trường hợp đạp xe tại chỗ. Lý do: có thể dễ bị té, ngã. Bơi cũng cấm chỉ định vì lý do thiếu tác động sức cản thích hợp đối với xương và tác động xấu của chlor và ozon đối với hệ xương cốt. Dạo bộ, đi bộ chống gậy và tập thể dục thích hợp là dạng được khuyến khích.

7- Liệu có nên tập luyện khi bị thoái hóa khớp?

Tuyệt đối cần thiết, thậm chí ngay cả trường hợp cần phải uống thuốc giảm đau. Nên tập kéo do và đạp xe tại chỗ. Không nên: chạy bộ, joga.

8- Trường hợp nào không được phép hoạt động thể thao?

Ung thư trong giai đoạn phát triển. Lý do: nguy cơ chuyển dịch tế bào ung thư do hậu quả kích thích tuần hoàn máu. Khi đang sốt cao hoặc bị cúm cũng tạm thời ngừng hoạt động thể thao.

9- Người mắc bệnh Parkinson (liệt rung) có thể tập luyện?

Có thể. Được chỉ định các bài tập duy trì trạng thái cân bằng – học phối hợp các thao tác và cảm giác trong không gian. Đối tượng cần quan sát, chuyện gì diễn ra với tấm thân của mình.

15 lý do nên tập luyện thể dục-thể thao

1- Gia tăng sức mạnh và sức bền cơ bắp

2- Cải thiện năng lực phối hợp hệ thần kinh-cơ bắp

3- Gia tăng trọng lượng xương và mức độ khoáng hóa xương cốt

4- Củng cố và làm dẻo dai gân cốt, dây chằng và độ nhờ khớp xương

5- Gia tăng năng lực tuần hoàn-hô hấp

6- Cải thiện chức năng tim

7- Giảm thiểu áp huyết tâm thu và áp huyết tâm trương

8- Cải thiện dòng chảy tĩnh mạch

9- Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh xơ vữa thành mạch và tiểu đường

10- Vứt bỏ những cân nặng dư thừa

11- Tăng cường trao đổi chất, cả lúc nghỉ ngơi

12- Gia tăng thông thoáng phổi

13- Gia tăng dung tích khuếch tán phổi

14- Cải thiện cung cấp oxy cho cơ thể

15- Kích thích hệ đề kháng của cơ thể.

Theo Tiến Đôn
Tri Thức Trẻ

Nguồn: Thể thao chừng mực!

Bài liên quan

©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper