Thức đêm dễ bị ung thư ?

TP - Chúng ta thường không đánh giá hết tầm quan trọng của giấc ngủ đêm. Vấn đề không phải là thiếu ngủ vì ta có thể ngủ bù vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Cơ thể tồn tại theo những nhịp nhất định: nhịp ngày đêm, nhịp năm và nhịp hormon. m nào trong ngày. Cơ thể tồn tại theo những nhịp nhất định: nhịp ngày đêm, nhịp năm và nhịp hormon. Bác sỹ Phạm Văn Bình (Bệnh viện K) chăm sóc bệnh nhân. Ảnh: Quyền Thành
Làm ngày ngủ đêm là một điều hoàn toàn tự nhiên. Giấc ngủ đêm là quãng thời gian cần thiết để cơ thể phục hồi sức lực bị hao tổn trong suốt một ngày và để sáng hôm sau ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Chính nhờ trong trạng thái tối trời đó mà phần lớn các hệ của cơ thể nghỉ ngơi, nhiều quá trình ngừng trệ.

Chẳng hạn, huyết áp giảm, nhu động ruột chậm lại, phần lớn các loại hormon ngừng tiết ra. Thời gian trong đêm còn cần cho cơ thể chúng ta làm công việc phục hồi. Theo các nghiên cứu, một số tế bào chỉ được phục hồi về ban đêm như hệ thần kinh, hệ miễn dịch, dạ dày - hành tá tràng, đặc biệt là các tế bào gan.

Những ai ít ngủ đêm còn thường mắc một số bệnh mạn tính. Họ hay bị cảm, bị viêm nhiễm đường hô hấp cấp, nhiều khi tính khí thất thường, hay cáu bẳn, tinh thần luôn căng thẳng và dễ bị trầm cảm.

Ung thư là hậu quả của thức đêm?

Theo số liệu thống kê ở các nước khác nhau, những người làm ca đêm bị mắc bệnh ung thư nhiều nhất. Nguyên nhân là sự rối loạn hoạt động sản sinh hormon ban đêm - melatonin. Trong cơ thể người, melatonin chiếm vị thế rất cao, có thể phong nó là tổng tư lệnh của các loại hormon.

Khác với phần lớn các loại hormon còn lại, melatonin bắt đầu tiết ra lúc chập choạng tối và lên đến đỉnh cao vào lúc 2-3 giờ sáng. Nếu tỉnh táo về đêm thì melatonin không tiết ra đủ lượng giúp cho cơ thể hoạt động bình thường.

Điều đó tác động đến tất cả các cơ quan và các hệ. Melatonin không đủ sẽ sinh ra tình trạng mất cân đối về hormon và thật là nguy hại khi một số cơ quan không được phục hồi.

Ngoài ra, còn phải kể tới sự tổn thương ở cấp tế bào ở những người hay thức đêm. Mỗi tế bào trong cơ thể người có tuổi thọ riêng. Khi hoàn thành nhiệm vụ, tế bào tự hủy. Một tế bào mới xuất hiện tại vị trí đó.

Đây là một quá trình phục hồi hoàn toàn tự nhiên. Khi nhịp sinh học bị phá vỡ. Các tế bào bị mất phương hướng không biết lúc nào thì phân chia, lúc nào thì triệt tiêu. Một số tế bào bị mất lập trình, thay cho sự biến mất chúng lại tăng trưởng và đến một lúc nào đó số lượng chuyển thành chất lượng - cơ cấu và chức năng của tế bào bị thay đổi hoàn toàn. Tế bào trở thành ác tính.

Theo quan sát của các nhà khoa học trên thế giới những trục trặc về ung thư ở nhóm những người thức đêm phổ biến là ung thư tuyến vú, buồng trứng và cổ tử cung ở phụ nữ, tuyến tiền liệt ở đàn ông.

Thí nghiệm chuột cho thấy tình trạng thiếu bóng tối gây những dấu hiệu mãn kinh sớm, lão hoá sớm. Để hạn chế tác động tiêu cực do phá vỡ nhịp ngày đêm, cần lưu ý, nếu phải làm đêm, ngủ bù vào ban ngày thì cũng cần ngủ trong phòng tối. Đồng thời, trong chế độ dinh dưỡng phải tăng cường những loại thực phẩm chứa triptofan, chất giúp tạo melatonin. Đó là thịt gà tây, thịt gà mái, chuối, phomat, hạt bí, hạnh nhân...

BS Nguyễn Phương
Bệnh viện Y Học Cổ Truyền
Theo Zhenskoe zdorovie

Orginal Source Thức đêm dễ bị ung thư ?

Bài liên quan

©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper