Trẻ em với chứng mỡ máu

TP - Trong quan niệm chung của chúng ta lâu nay đều cho rằng chứng mỡ máu cao là “bản quyền” của người lớn. Vậy trẻ em, có phải đối mặt với mối đe dọa này? chứng mỡ máu cao là “bản quyền” của người lớn. Vậy trẻ em, có phải đối mặt với mối đe dọa này?

Thường xuyên ăn uống những thứ có thành phần chất béo cao, thích ăn đồ ngọt, khoái ăn vặt, không thích ăn rau xanh, hoa quả... là nguyên nhân phát sinh chứng mỡ máu cao ở trẻ - Ảnh chỉ có tính minh họa

Mỡ máu cao là gì?

Chứng mỡ máu cao là chỉ hàm lượng chất cholesterol hoặc glycerin trilaurate (trilaurin) trong máu cao hơn trị số tham khảo bình thường.

Về việc phán đoán chứng mỡ máu cao ở trẻ em, thực ra hiện nay trên thế giới vẫn chưa định ra được tiêu chuẩn thống nhất.

Tuy nhiên, nói chung người ta vẫn lấy tiêu chuẩn chuẩn đoán chứng mỡ máu cao của trẻ trên hai tuổi do Ủy ban chuyên gia Chương trình giáo dục cholesterol Quốc gia Mỹ (NCEP) lập ra năm 1992 làm tiêu chuẩn phán đoán.

Theo tiêu chuẩn này, chuẩn lý tưởng về mỡ máu ở trẻ là tổng cholesterol trong huyết thanh < 4,42 mmol/l, lipoprotein cholesterol khối lượng thấp < 2,82 mmol/l; nếu tổng cholesterol trong huyết thanh >5,20 mmlo/l hoặc lipoprotein cholesterol khối lượng thấp > 3,38 mmlo/l thì đó là chứng mỡ máu cao (lipemia), nằm giữa hai mức kể trên gọi là “trị số giới hạn”, tức dễ chuyển thành chứng mỡ máu cao.

Theo tiêu chuẩn này thực tế cho thấy, khi đời sống dân chúng ngày một nâng cao, chế độ dinh dưỡng phong phú thêm thì tỷ lệ mắc chứng mỡ cao ở trẻ em cũng tăng.

Lấy Trung Quốc làm thí dụ, báo cáo điều tra tại một số tỉnh thành trong cả nước cho thấy tỷ lệ trẻ em mắc chứng mỡ máu có chiều hướng tăng: Thiều quan Quảng Đông 5,3%, Bắc Kinh là 7% Cáp nhĩ tân (Harbin), Đại Khánh là 7,35%, Thâm Quyến 12,5%

Tác hại của chứng mỡ máu cao

Trước hết, đây là hung thủ hàng đầu gây nên xơ vữa động mạch và bệnh tim, tai biến mạch máu não.

Tuy loại bệnh này chủ yếu xảy ra ở sau tuổi trung niên nhưng sự thay đổi bệnh lý của nó khiến có chiều hướng xuất hiện ở độ tuổi nhi đồng.

Thứ đến, các chứng bệnh như béo phì, gan mỡ, sỏi mật, viêm lá lách cấp tính, đái tháo đường... đều có liên quan trực tiếp với chứng mỡ máu cao.

Tại sao mắc chứng mỡ máu cao?

Nguyên nhân phát sinh chứng mỡ máu cao ở trẻ, chủ yếu gồm:

1. Gia tộc có tiền sử bệnh tim mạch, cũng có nghĩa là nếu trong gia tộc từng có người mắc các chứng bệnh như mỡ máu cao, huyết áp cao, bệnh tim mạch... thì đứa trẻ ngay từ rất nhỏ phải cần được quan tâm theo dõi đặc biệt, tốt nhất là định kỳ cho trẻ đi kiểm tra đo mức mỡ máu.

2. Tập quán ăn uống không tốt, thường xuyên ăn uống những thứ có thành phần chất béo cao, giàu năng lượng, giàu protein; thích ăn đồ ngọt, thực phẩm quay rán, thực phẩm thịt gia cầm như gà, ngan, ngỗng, vịt... lẫn cả da; khoái ăn vặt, không thích ăn rau xanh, hoa quả, không ưa ăn chay...

Hiện có học giả nêu ý kiến, cho rằng đề phòng trị chứng mỡ máu cao ở trẻ em ngoài việc khống chế tổng nhiệt lượng hấp thụ ra còn phải chú trọng tới tỷ lệ chất béo trong khẩu phần ăn, cần phải chọn phương thức ăn uống các loại thực phẩm chất béo thấp, nhất là loại chứa ít axit béo (fatti acid) bão hòa và ít cholesterol (nội tạng động vật và long đỏ trứng gà có hàm lượng cholesterol khá cao); đề nghị năng lượng cung cấp từ axit béo bão hòa (chủ yếu là mỡ động vật) phải nhỏ hơn 10% tổng lượng nhiệt hấp thu từ bữa ăn, lượng cholesterol ăn vào mỗi ngày cần phải ít hơn 300mg (trong mỗi 100g trứng gà có chứa 680mg cholesterol, trong mỗi 100g lòng đỏ trứng gà có chứa 1.705 mg cholesterol)

3. Thói quen lười vận động. Ví như thời gian hoạt động thể lực quá ngắn, hạng mục vận động quá ít...

4. Béo phì và siêu trọng. Béo phì và chứng mỡ máu cao có tương quan mật thiết với nhau bởi vậy phải đặc biệt chú trọng tới hiện tượng béo phì ở trẻ em.

Với trẻ em có khả năng phát sinh hiện tượng mỡ máu khác thường cần phải sớm kiểm tra sang lọc, dự phòng kịp thời. Bởi trắc định mỡ máu phải hút mỡ máu từ tĩnh mạch, điều này đối với trẻ em vừa không dễ, vừa dễ gây tâm lý sợ hãi, bởi vậy thường thì các bác sĩ lấy bốn tình hình kể trên làm chỉ tiêu quan sát chung để tiến hành phán đoán.

Ví dụ, ở một cháu nhỏ có xuất hiện 2 hạng mục hoặc trên 2 hạng mục trong 4 hạng mục tình hình kể trên (tiền sử gia tộc dương tính, chế độ ăn uống và dinh dưỡng tùy tiện không khoa học, lười vận động, béo phì và thể trọng quá lớn so với mức chuẩn) thì cần phải tới bệnh viện đo kiểm tra mức độ mỡ máu và sau đó phải phúc tra định kỳ.

Điều càng cần quan tâm hơn là, nếu như tồn tại bất kỳ hạng mục nào trong 4 hạng mục kể trên, cho dù hóa nghiệm thấy mức độ máu mỡ không cao cũng cần phải có biện pháp sớm can thiệp tương ứng, thay đổi phương thức và hành vi sinh hoạt không tốt, nếu không thì phát sinh chứng mớ máu cao chỉ là chuyện sớm hay muộn mà thôi.

Dự phòng chứng béo phì và mỡ máu cao ở trẻ em, phải nắm vững 3 thời kỳ mấu chốt sau:

Thời kỳ thứ nhất là 3 tháng cuối cùng trong thời kỳ mang bầu, phụ nữ mang bầu trong thời kỳ này cần phải đặc biệt chú ý cân bằng bữa ăn, dinh dưỡng hợp lý nhằm tránh thai nhi quá “bụ” tạo nên trẻ béo phì. Hiện nay phổ biến cho rằng, trẻ sơ sinh khống chế thể trọng trong khoảng 3.000 đến 3.500g là tốt.

Thời kỳ thứ hai là thời kỳ trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh có thể tích dạ dày không lớn, cho con bú mẹ là biện pháp tốt vừa đảm bảo sức khỏe trẻ sơ sinh, vừa khống chế thể trọng của đứa trẻ. Nếu phải nuôi bé bằng sữa bột, phải đặc biệt chú ý về chất lượng sữa, hạn sử dụng và cách pha chế, bón sữa cho trẻ.

Thời kỳ thứ ba là giai đoạn trẻ đi nhà trẻ, mẫu giáo và tiểu học. Với trẻ sau 3, 4 tuổi, phạm vi hoạt động của chúng tăng lên, chức năng tiêu hóa phát triển hoàn thiện, cộng thêm với sự cuốn hút của quảng cáo đối với các loại đồ ăn thức uống cùng sự cưng chiều quá mức của phụ huynh , rất dễ thành thói quen ăn uống không khoa học (như ăn nhiều đồ ngọt, thường xuyên ăn thịt mỡ và thịt gà vịt lẫn với da, ăn vặt, uống các loại nước giải khát chứa nhiều đường...) truyền hình, trò chơi điện tử...

Ghim chặt trẻ một chỗ, ít hoạt động làm khả năng béo phì ở trẻ tăng lên. Bởi vậy, cả gia đình và nhà trường đều cần phải giáo dục cho trẻ em có thói quen lành mạnh, không tham ăn, năng hoạt động.

Điều quan trọng nhất vẫn là tại gia đình, phụ huynh phải khống chế một cách khoa học thể trọng của trẻ. Và khi phát hiện trẻ xuất hiện thói quen xấu phải kịp thời uốn nắn, chắc chắn sẽ cái thiện được sức khỏe cả cuộc đời của trẻ.

Bùi Hữu Cường
Theo T/c “Nhi đồng với sức khỏe” TQ 10/2006

Orginal Source Trẻ em với chứng mỡ máu

Bài liên quan