Tác Dụng của Hệ Thống Kinh Lạc

Về sinh lý : Kinh lạc là đường tuần hành khí huyết đi nuôi dưỡng toàn thân, duy trì mọi hoạt động sinh lý của cơ thể, chống ngoại tà, bảo vệ cơ thể. Nếu chức năng vận hành khí huyết của Kinh lạc bị trở ngại, khí huyết không thông lập tức sẽ xuất hiện dấu hiệu bệnh lý.

- Về bệnh lý : Kinh lạc là nơi bệnh tà xâm nhập vào cơ thể và truyền bệnh từ nông vào sâu (khi bệnh nặng lên) hoặc từ sâu ra nông (khi bệnh nhẹ đi). Vì thế, khi tạng phủ có bệnh, bệnh sẽ thông qua Kinh lạc mà phản ảnh ra ngoài cơ thể như : Bệnh Phế, ấn thấy đau huyệt Trung phủ, Phế du. Bệnh ở Can, ấn đau huyệt Kỳ môn, Can du...

Đại Cương về Bát cương

A. ĐẠI CƯƠNG

Bát cương là Tám cương lĩnh, Tám hội chứng bệnh lý để phân biệt các triệu chứng của người bệnh, để quyết định phương hướng cơ bản cho việc điều trị 1 cách chính xác.

Kỳ Kinh Bát Bộ

Theo người xưa, 4 khí dương từ trên đi xuống (Thiên khí) và 4 khí âm (địa khí) từ dưới đi lên, 8 dòng khí hóa trên giao lưu qua cơ thể con người, tạo thành 8 kinh, gọi là Kỳ kinh bát mạch.

Kỳ kinh bát mạch gồm : Nhâm mạch, Đốc mạch, Dương duy mạch, Âm duy mạch, Dương Kiều (Kiểu) mạch, Âm Kiều (Kiểu) mạch, Xung mạch và Đái (Đới) mạch.

Trong 8 mạch, trừ 2 mạch Nhâm và Đốc có huyệt riêng, còn 6 mạch khác không có huyệt riêng, có thể dùng 1 số huyệt của các kinh chính (huyệt Hội với 8 mạch) để điều hòa mạch khí của 6 mạch này.

Văn Chẩn
Nội dung của Văn chẩn (nghe) là để ý đến những tính chất của các âm thanh tiếng thở, tiếng ho, tiếng rên, ngửi mùi bốc ra từ người bệnh...
Lạc Mạch
A- ĐẠI CƯƠNG:

-Thiên ?Kinh Mạch? ghi : "Các mạch nổi lên mà chúng ta thấy đều thuộc về Lạc mạch" (LKhu 10, 117) và ?Những mạch hiện ra đều thuộc Lạc mạch" (LKhu 10, 121).

Trương Cảnh Nhạc khi chú giải đoạn này của thiên Kinh Mạch giải thích : "Phàm những sợi gân nằm ở phía ngoài cánh tay đều hiện lên rõ ràng, tục gọi là gân xanh. Thực ra đây không phải là gân , không phải là mạch, đó là những đại lạc chứa huyết, gọi là ?Phù Lạc?".