Nơi đồ Thái cực, Thổ nằm ở giữa (trung ương), là nơi kết tụ tinh hoa của thức ăn rồi phân phối cho toàn cơ thể.
Trong thiên nhiên, đất đai được ví như Thổ khí, là nguồn nuôi sống tất cả sinh vật, là Mẹ của muôn vật.
Nơi đồ Thái cực, Thổ nằm ở giữa (trung ương), là nơi kết tụ tinh hoa của thức ăn rồi phân phối cho toàn cơ thể.
Trong thiên nhiên, đất đai được ví như Thổ khí, là nguồn nuôi sống tất cả sinh vật, là Mẹ của muôn vật.
Học thuyết Ngũ hành là học thuyết Âm Dương liên hệ cụ thể trong việc quan sát, quy nạp và sự liên quan của các sự vật trong thiên nhiên.
Nhìn vào đồ Thái cực, Phương Bắc, Mùa Đông, buổi tối khuya là dấu hiệu của Thái âm, âm khí ngự trị hoàn toàn, trời đất u tối, lạnh lẽo, cảnh vật điêu tàn, thê lương, tất cả đang đi vào cõi chết, trong khi đó, mọi sinh vật đều lo ẩn núp, trốn tránh cái lạnh lẽo giá buốt của âm khí để cố duy trì và bảo tồn dương khí còn lại, tránh khỏi bị tiêu diệt, để chờ đợi mùa xuân (khởi đầu Thiếu Dương) để phát triển Dương khí đem lại sức sống. Dương khí ở nơi người chính là Thủy khí.
Thủy khí là nguồn năng lực tàng trữ trong con người, nhằm duy trì sự sống trong tình trạng Thái âm hủy diệt.
Thủy khí tương ứng với Thái âm, là do nguồn năng lực phát xuất từ Thận, do đó Thận có liên hệ nhiều đối với Thủy khí.
A. ĐẠI CƯƠNG
Học thuyết Thiên Nhân Hợp Nhất còn gọi là Quan Niệm Chỉnh Thể. Trong y học cổ truyền từ xưa, người ta đã quan niệm : Cơ thể con người là 1 khối thống nhất giữa con người với khí hậu và hoàn cảnh xã hội, phong tục địa phương, có những mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong Y Học, học thuyết này được dùng làm chỉ đạo các phương pháp phòng bệnh, gìn giữ sức khỏe, tìm ra nguyên nhân bệnh và đề ra các phương pháp phòng chữa bệnh toàn diện.
+ "Kinh Biệt là 1 bộ phận đi riêng biệt của 12 Kinh Mạch, nhưng nó lại khác với Lạc mạch, vì thế, nó là ?đường đi riêng rẽ của kinh chính? gọi tắt là ?Kinh Biệt? (Trung Y Học Khái Luận).
+ Kinh Biệt còn gọi là kinh Nhánh, là bộ phận đặc biệt phân ra từ 12 kinh Chính. Mỗi kinh Chính tách ra 1 kinh Biệt.
+ Tên gọi của các kinh Biệt giống tên gọi của kinh Chính chỉ khác thêm chữ Biệt ở đầu. Thí dụ : Biệt thủ Thái Âm Phế, Biệt túc Quyết âm Can...