Phương Tây, mùa Thu, buổi chiều tối là biểu hiện của Thiếu âm (theo đồ Thái cực).
Kim khí là nguồn năng lực phát xuất từ Thiếu âm.
Phương Đông, Mùa Xuân, Buổi sáng là biểu hiện của Thiếu dương khí (theo đồ hình thái cực).
Tính chất của Thiếu dương là khởi sinh, khởi động. Thiếu dương khí ở người chính là Mộc khí.
Mở đầu truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du viết : "Ngày Xuân con én đưa thoi", mùa Xuân báo hiệu Mộc khí phát động, biểu hiện bằng hình ảnh nhộn nhịp của chim én.
Mùa nóng nực, mặc quần áo mỏng, ở nơi thoáng mát, ăn nhiều rau quả có tính mát để chống lại cái nóng (dương).
Mùa rét, mặc ấm, ở nơi ấm áp, ăn thức ăn nóng ấm để chống lại cái rét (âm).
Vừa đi mưa về, bị mưa ướt trong khi mưa, nước mưa mang nhiều điện tích dương, nên để chân không, đứng trên đất, dội nước nóng để dẫn dương xuống.
Từ ngàn xưa, cha ông chúng ta đã biết điều hòa âm dương : Vua Hùng, khi chấp nhận ý nghĩa : Bánh dày, hình tròn, tượng trưng cho trời (Dương) và bánh chưng, hình vuông, tượng trưng cho đất (Âm), là thức ăn lý tưởng nhất, đã nói lên được quan niệm hòa hợp âm dương trong thức ăn.
Lời cầu chúc 'Mẹ tròn con vuông' cho sản phụ khi sinh cũng đã nói lên ý tưởng hoàn hảo nhất của lời cầu chúc.