1. Ngũ hành và Tạng phủ
Nếu đem đồ hình Thái cực, áp dụng vào khuôn mặt, nhìn từ sau ra trước, ta thấy :
Trán thuộc Tâm.
Cằm thuộc Thận.
Má bên trái thuộc Can.
Má bên phải thuộc Phế.
Mũi thuộc Tỳ (trung ương).
Việc phân chia này giúp ích rất nhiều trong việc chẩn bệnh.
a) Quá trình phát sinh bệnh
Mỗi hiện tượng đều có 2 mặt : 1 dương (hưng phấn) và 1 âm (ức chế). Nếu 1 trong 2 tác động trên mạnh hoặc suy kém khác thường làm cho mất trạng thái quân bình âm dương, sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lý gọi là thiên suy hoặc thiên thắng.
Phương nam, mùa hè, buổi trưa là biểu hiện của Thái dương (theo đồ Thái cực). Tính chất rõ rệt nhất của Thái dương là Nhiệt khí. Ở người được gọi là Hỏa khí.
Theo A. Reinberg, trong "La Nouvelle Presse Médicale" tập 2, số 5, ngày 3-2-1973 thì các cực số liên hệ đến những trường hợp tử vong vì Tim và huyết mạch đều ở trong khoảng tháng tư, năm, sáu (thời điểm của mùa hè) tương ứng của Thái dương, hỏa khí, do đó, mùa hè và Hỏa khí có liên hệ với nhau.
A.- Âm Dương và Kinh Lạc
a) Theo Nguyên Tắc Thăng Giáng
Theo nguyên tắc : "Âm thăng, Dương giáng" (âm đi lên, dương đi xuống). Đứng thẳng, giơ tay lên trời ta có :
Các kinh âm ở tay, đi lên, tức đi từ vùng nách, ngực lên ngón tay (theo chiều ly tâm). Các kinh Dương ở tay, đi xuống, tức từ các ngón tay đi vào ngực, nách (theo chiều hướng tâm).