'Đá bóng' trách nhiệm quanh làng thịt chó

TP - Tại làng Cao Xá Hạ, Hoài Đức (Hà Nội), chó được nhốt nhung nhúc trong chuồng chờ hóa kiếp. Người dân vẫn hồn nhiên bất chấp cảnh báo: Rất nhiều mẫu thịt chó, mắm tôm tại các chợ Hà Nội, Hà Tây (cũ), Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa... dính khuẩn tả. 1220&ChannelID=2" resizable="yes" titlebar="yes" scrollbars="yes" menubar="yes" statusbar="yes" location="yes" toolbar="yes">dính khuẩn tả. Một điểm nuôi nhốt chó trong làng Cao Xá Hạ. Ảnh: Việt Võ
Trung bình, mỗi ngày Cao Xá Hạ tung 3 tấn thịt chó thành phẩm ra thị trường. Cuối năm, các lò mổ hoạt động hết công suất có thể cho ra lò 6 tấn thịt.

Chuồng chó chất khắp nơi trong làng. Ngay ở đầu làng, chuồng chó nằm chất đống. Cạnh đó, từng túm lông chó thi thoảng tung bay theo từng đợt gió.

Anh Nguyễn Minh Thanh, người dân trong làng, cho biết: “Bẩn lắm, cứ nhìn nước kênh mương ở đây thì biết. Chỗ nào cũng bốc mùi, ngay cả mấy cái giếng làng giờ cũng đen đặc”. Anh Thanh cho biết, dân Cao Xá Hạ chủ yếu sống về đêm với hai nghề: giết mổ chó và làm bún. Chất thải trong làng dồn ứ, không tiêu thoát kịp dẫn đến ô nhiễm nặng nước và không khí.

Một người chuyên thịt chó này đã giải nghệ ở Cao Xá Hạ nói về kỹ thuật giết chó: “Đơn giản là một cái thòng lọng lôi chó trong chuồng ra, nhấc bổng con chó lên, rồi một cú chày giáng xuống là chó đi đời. Sau đó là chọc tiết, thui qua rơm, mổ ra bỏ đấy khắc có người đến lấy. Bọn tôi mổ thành nghề rồi, cần gì găng tay với đồ bảo hộ cho mệt”.

Kênh mương lổn nhổn lông chó, túi ni lông thải ra từ các lò mổ.
Lãnh đạo huyện đá bóng

Nguồn thịt chó ở Cao Xá Hạ lấy ở đâu thì khó ai trả lời được. Chỉ biết hàng ngày luôn có các lái buôn chó mang hàng tới. Chó bị nhốt trong chuồng sắt, chủ lò mổ trao tiền là có hàng, lâu nay vẫn thế.

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Kim Anh – Trưởng Chi cục Thú y huyện Hoài Đức, cho biết: “Trạm hiện có 7 cán bộ, cơ sở vật chất phục vụ công tác thì không thiếu, nhưng thiếu con người. Đúng là chó ở Cao Xá Hạ chưa qua kiểm dịch, nhưng đây không phải trách nhiệm của Chi cục Thú y. Vấn đề này phải hỏi Phòng Y tế, đơn vị chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)”.

Chúng tôi tìm gặp ông Vương Duy Hướng – Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức. Ông Hướng, nói: “Hiện tôi bận chỉ đạo hội nghị. Vấn đề này giao cho đồng chí Lê Danh Ngân, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện trả lời báo chí”.

Liên lạc với ông Ngân, chúng tôi lại được nghe: “Hiện tôi bận họp quá, chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm thì phải hỏi đồng chí Phúc, người phụ trách chuyên môn về vấn đề này của huyện”. Nhưng khi trao đổi với chúng tôi, bà Phúc cho rằng: “Chưa có ý kiến của lãnh đạo huyện nên không thể trả lời câu hỏi liên quan tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Sau nửa ngày chạy vòng quanh UBND huyện Hoài Đức, cuối cùng PV Tiền Phong vẫn không thể tiếp xúc được với người có thẩm quyền về VS ATTP tại đây.

Về làng thịt chó tôi mới giật mình nhận ra rằng: Không có gì đảm bảo và cũng chẳng có ai chịu trách nhiệm về cái gọi là khuẩn tả hằng ngày vẫn lẩn khuất trên mâm bát tại các nhà hàng, quán nhậu thịt chó dịp cuối năm này.

Văn Việt Võ

Orginal Source 'Đá bóng' trách nhiệm quanh làng thịt chó

Bài liên quan