Đông y phòng trị bệnh cúm

TP - Để góp phần đảm bảo an toàn và vui vẻ nhân dịp lễ 30/4 và 1/5 trong bối cảnh nguy cơ cúm lợn đang đe doạ và chưa có vaccine phòng chống, dưới đây là một số bài thuốc dân gian giúp bạn chống cảm cúm nếu chẳng may mắc phải. Tỏi - vị thuốc quý. Ảnh: amthuc365.vn "return showImage(this.src)" class=lImage> Tỏi - vị thuốc quý. Ảnh: amthuc365.vn

Trước hết, bài thuốc đơn giản nhất là dùng tỏi 20g, giã nát ngâm trong một lọ đựng 200ml dầu vừng, hoặc dầu lạc. Mỗi sáng, tẩm bông bôi và hít vào mũi một lần. Cúm, theo đông y, được chia làm hai chứng, biểu chứng và lý chứng

a. Biểu chứng:

Sợ lạnh, sợ gió, có sốt hoặc chưa phát sốt, nhức đầu hắt hơi, nghẹt mũi, hoặc sổ mũi, chảy nước mắt, ho ngứa cổ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.

Nếu ở thể phong hàn (sợ lạnh nhiều, sốt nhẹ, nhức đầu, không có mồ hôi, hoặc có ho ngứa cổ, không khát nước, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù), phép chữa là dùng thuốc cay ấm để giải biểu.

Bài thuốc: Hành tăm cả rễ 20g (nếu không có thay bằng hành ăn), gừng 10g, gạo nếp 50g (nếu không có dùng gạo tẻ).

Cách dùng: Hành, gừng giã nhỏ để sẵn, gạo nếp nấu cháo chín, khi đang nóng cho hành gừng vào quấy đều, múc ra một bát cho ăn lúc đang nóng, ăn xong trùm chăn nằm cho ra mồ hôi.

Hễ thấy mồ hôi ra đều, liền bỏ chăn ra lau khô mồ hôi và tránh gió. Nếu đã sẵn có mồ hôi thì không được dùng bài thuốc này.

Nếu ở thể phong nhiệt (sốt nhiều sợ gió, có mồ hôi, nặng đầu, ráo miệng, khát nước, ho, hoặc trong họng đỏ đau, hoặc đổ máu mũi, tiểu tiện vàng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác), phép chữa là dùng thuốc cay mát để thanh giải.

Bài thuốc xông (dùng chung cho các bệnh cảm mạo, không có mồ hôi): Lá chanh, lá bưởi, có màn chầu, lá sung, lá duối là mần tưới, lá đại bì, lá cúc tần, lá sả, lá hương nhu, lá tre.

Cách dùng: Các thứ bằng nhau, thiếu 2 – 3 vị cũng được. Các vị cho vào nồi nhỏ miệng, đổ nước ngập lá dùng lá chuối bít miệng kín, nấu sôi bắc ra để trước mặt bệnh nhân ngồi, trùm chăn lại dở nắp chọc thủng lá chuối 4 – 5 lỗ nhỏ, cho hơi bốc lên xông. Nếu hơi ít đi, dỡ hết lá chuối, lấy đũa cả đảo lên cho hơi bốc nhiều, tiếp tục xông. Xông xong, mở chăn ra, lau sạch mồ hôi, thay quần áo và tránh gió.

b. Lý chứng:

Sốt cao, không sợ lạnh, mũi khô, rêu lưỡi vàng, bụng đầy, đại tiện táo, nước tiểu vàng, mạch trướng hoặc hồng sác.

Cách chữa: Dùng phép thanh lợi hoặc phép hạ để tiêu độc. Bài thuốc: Rau má 12g, cam thảo đất 12g, dây mơ 12g, rễ cỏ ranh 8g, cỏ nhọ nồi 8g, muồng trâu 12g, cỏ mần trầu 8g, vỏ quýt 8g. Cách dùng: Các vị rửa sạch cho vào ấm đổ 600ml nước sắc còn 300ml. Người lớn chia ba lần, uống trong một ngày lúc đói. Trẻ em tuỳ tuổi, chia 4 – 5 lần uống.

Thuốc xông: Dùng công thức và cách làm ở trên. Thuốc xoa đánh gió: Trầu không ba lá, dầu hỏa vừa đủ. Vò nát trầu không, tẩm dầu hỏa, gói vào miếng vải mỏng mà xoa ở gáy, hai bên xương sống, từ trên xuống, rồi xoa ngực và chân tay.

Sau khi xoa dùng công thức sau đây: Khoai lai khô 16g, nghệ vàng 16g, lá mít 10g. Các vị đều sao vàng sắc với 200ml lấy 100ml. Người lớn uống một lần, trẻ em chia hai lần uống. Khi uống, thêm một ít giấm thanh.

Lương y Vũ Quốc Trung

Orginal Source Đông y phòng trị bệnh cúm

Bài liên quan