Dân gian còn lưu truyền huyền thoại về Xuyên bối mẫu . Xưa kia , cũng ở mảnh đất Tứ Xuyên này , có một thai phụ do mắc bệnh lạ (người phiền khát , ngực nóng , ho không dứt) sinh hạ năm lần bảy lượt thai nhi đều chết yểu , bị gia đình chồng ruồng bỏ . May thay , có một thầy lang thương tình mách cho một dược thảo quý , sau ba tháng dùng thuốc thì vừa lúc có tin mừng , bà đã hoài thai .
Đủ tháng đủ ngày , bà sinh hạ được bé trai khỏe mạnh , hồng hào . Trong niềm vui mừng khôn tả , bà xin được đặt tên cho vị thuốc này là Bối Mẫu với ý nghĩa “Quý như bảo bối của Người mẹ” . Cái tên Bối Mẫu cũng được sử dụng phổ biến từ đó .
Sau này , Xuyên bối mẫu được sử dụng rộng rãi làm vị thuốc trừ ho , đặc biệt dùng cho các thai phụ (Xuyên bối mẫu nghiền thành bột , luyện với đường cát , vê thành viên , dùng ngậm hoặc uống ngày 1 – 2 viên , gọi là Cấp cứu phương , được xem như bảo bối của mỗi gia đình) .
Xuyên bối mẫu , vị đắng , tính hơi hàn . Qui kinh Phế và Tâm , có tác dụng : Nhuận phế trừ đàm (trừ đờm) , chỉ khái (trừ ho) , thanh nhiệt tán kết ; là vị thuốc chủ đạo trong nhiều bài thuốc đông y trừ ho , trong đó có bài thuốc nổi tiếng “Xuyên bối tỳ bà cao” (Chữ “xuyên bối” là viết gọn của Xuyên bối mẫu) .
Trong bài thuốc này , Xuyên bối mẫu được phối hợp thêm nhiều vị : Tỳ bà diệp , cát cánh , sa sâm , cam thảo , bán hạ , ngũ vị tử , viễn chí , khổ hạnh nhân . Bởi vậy tăng cường công năng nhuận phế , hóa đờm , thanh phế nhiệt , giáng khí nghịch , chỉ khái ; dùng điều trị các chứng ho : ho gió , ho khan , ho có đờm ; đặc biệt ho dai dẳng lâu ngày do phế âm hư , phế nhiệt , ho tái đi tái lại nhiều lần do dị ứng thời tiết .
“Xuyên bối tỳ bà cao” đã được đưa vào Dược điển Trung Quốc , trở thành bài thuốc chính thống . Trên cơ sở đó , y dược học hiện đại đã chuyển thành nhiều dạng bào chế tiện sử dụng như : thuốc nước , thuốc viên . . .
Đặc biệt , “Xuyên bối tỳ bà cao” khi gia giảm thêm hai vị thuốc dân gian Việt Nam : Một là Ô mai , vị chua , tính liễm , có thể thăng , có thể giáng , giúp thuận khí chỉ khái (trừ ho) ; Hai là Mật ong giúp sát khuẩn , mau lành vết loét , dịu ho và bồi bổ cơ thể . . .thì công hiệu trừ ho lại như được tăng thêm mấy phần .
Điều đáng ghi nhận là sự phối hợp thêm Mật ong , cùng với nhiều vị có tính bổ khác trong bài thuốc như Sa sâm , Viễn Chí , Cam thảo , Ngũ vị tử , giúp nâng cao thể trạng , tăng cường sức đề kháng , nhờ đó bệnh chóng hồi phục và phòng ngừa tái phát .
Điều này phù hợp với quan điểm Đông y trong chữa trị các chứng ho lâu ngày “Phế nhiệt gây ho kéo dài là bệnh thuộc chứng hư , khiến cơ thể mệt mỏi lâu ngày mà dẫn tới suy kiệt , bởi vậy , trong trị ho cũng cần phải cứu bổ ngay” (Danh y Hải Thượng Lãn Ông) .
Sự kết hợp bài thuốc “Xuyên bối tỳ bà cao” với hai vị Ô mai , Mật ong được vận dụng và phát triển thành sản phẩm thuốc ho đông dược có tên là thuốc ho Bảo Thanh .
Tiến sĩ , Lương y Nguyễn Hoàng
Nguyên Giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội