I. Mở Ðầu
Hiện nay các thuốc trừ sâu, trừ mốc trong nông nghiệp được gọi bằng một CÁI TÊN CHUNG LÀ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT. ĐÓ là danh từ chung để chỉ các chất hóa học được dùng để chống sâu bệnh bảo vệ cây trồng.
NHU CẦU SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT Ở nước ta ngày khoảng 30-40 ngàn tấn trong một năm . Tuy nhiên , ngoài tác dụng diệt sâu bệnh , hóa chất bảo vệ thực vật cũng đã và đang gây ô nhiễm môi trường (đất , nước , không khí) và lương thực thực phẩm . Từ đó gây nên các vụ ngộ độc cấp tính và mãn tính cho người tiếp xúc và người sử dụng (xem bảng dưới đây) .
Thời gian
Ðịa điểmSố người bị ngộ độc cấp
Tử vong
1980-1982
Bệnh viện Bạch Mai182
38
1980-1982
Bệnh viện Việt Nam-Cu Ba60
4
1980-1982
Bệnh viện Gia Lâm43
7
1980-1982
Bệnh viện Hoài Ðức3
1
1980-1982
Bệnh viện Từ Liêm29
0
1980-1982
Bệnh viện Chợ Rộy353
34
1981
Bệnh viện Minh Hải334
-
1982
Bệnh viện Minh Hải319
-
1981
Bệnh việnHậu Giang219
-
1982
Bệnh viện Hậu Giang102
-
1987
Bệnh viện Tiền Giang174
20
GHI CHÚ : DẤU (-) GHI Ở cột tử vong có nghĩa là trong thông báo thống kê không ghi số liệu .
QUA ÐIỀU TRA THỐNG KÊ Ở trên , người ta cho thấy nguyên nhân ngộ độc chủ yếu là do công tác quản lí thuốc trừ sáu không tốt . Nguyên nhân này chiếm tỉ lệ 91% (trong đó 72% là do chủ ý tự tử , 19% do ăn uống nhầm lẫn) và 9% là do công tác phòng hộ lao động không chu đáo hoặc do ăn uống .
Con đường gây nhiễm độc chủ yếu là qua ăn uống (tiêu hóa) chiếm 97 ,3% . Qua da và hô hấp chỉ chiến 1 ,9% và 0 ,8% . Thuốc gây độc chủ yếu là WOLFATOX (77 ,3%) SAU ÐÓ LÀ 666 (14 ,7%) VÀ DDT (8%) . Ðối tượng bị nhiễm độc chủ yếu là nông dân tuổi lao động :
II . PHÂN LOẠI
CÓ NHIỀU CÁCH PHÂN LOẠI khác nhau :
A . PHÂN LOẠI THEO DỐC TÍNH (DỰA VÀO LD 50)
Chia làm 3 loại :
Loại I : Cực độc :
- FOSFAMIDAN ( CE 80%)
- CARBOFENOTON ( CE 80%)
- SCHRODAN ( CE 60%)
- NICOTIN ( CE 90%) . . .
Loại II : Ðộc nhiều :
- Aldrin (PDE 50%)
- Bensulfit (CE 40%)
- Sulfolot (CE 40%) . . .
Loại III : ít độc :
- Aldrin (bột 5%)
- CLORDECAN (BỘT 10%)
- DDT (PDE 40%)
- Malation (PDE 50%) . . .
Ghi chú : ;
- C .E : nồng độ thể sữa .
- P .D .E : Bột huyền phù trong nước .
B . Phân loại theo mục đích sử dụng trong sản xuất .
- Thuốc diệt côn trùng gây hại .
- Thuốc chống bệnh nấm cho côn trùng .
- Thuốc diệt cỏ dại
- Thuốc làm rụng lá cây .
- Thuốc kích thích sinh trưởng .
- Thuốc chống bệnh vi khuẩn thực vật . . .
C . Phân loại theo cấu tạo hóa học . Bao gồm :
1 . Các thuốc hữu cơ tổng hợp : Là loại phổ biến nhất , bao gồm lân hữu cơ , Clo hữu cơ , thủy ngân hữu cơ , cấc dẫn xuất nitro và clo của phenol . .
2 . Các thuốc vô cơ : như Asenit natri , aseniat canxi , sulfat đồng (CUSO4)
Sau đây chúng tôi chỉ nêu lên một vài hóa chất bảo vệ thức vật chính THƯỜNG ÐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU Ở NƯỚC TA . ĐÓ LÀ hai nhóm clo hữu cơ và lân hữu cơ
Nhóm clo hữu cơ : Thuộc loại này có 2 thứ thuốc hay dùng ở NƯỚC TA LÀ DDT và 666 .
+ DDT (DICLORO- DIPHENYL- Tricloetan) : có tác dụng diệt sâu bệnh tất , duy trì hoạt tính trong vài tháng , nó khá bền vững trọng môi trường bên ngoài . Vào cơ thể nó tích lũy khá LÂU Ở CÁC MÔ MỠ VÀ GAN . CÓ RẤT NHIỀU CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ÐỘC TÍNH CỦA DDT ÐỐI VỚI ÐỘNG VẬT MÁU NÓNG . DDT CHỈ GÂY ngộ độc cho người và gia súc khi qua đường tiêu hóa .
ĐỘ NHẠY CẢM CỦA SÚC VẬT ÐỐI VỚI DDT RẤT KHÁC NHAU (xem bảng)
Tên súc vật Mèo Chuột bạch Chuột thường Thỏ Chó Liều gây chết (mg/kg) 300 300 500 600-700 1000Liều gây chết đối với người chưa xác định được rõ ràng , có thể nó Ở MỨC ÐỘ TRUNG BÌNH KHOẢNG 500mg/kg . Như vậy liều gây độc đến chết có thể nằm vào khoảng từ 5g đến 25G DDT CHO NGƯỜI TRƯỞNG thành . Do đặc tính tích lũy lâu trong cơ thể , nếu dùng DDT VỚI LIỀU THẤP DÀI NGÀY CŨNG CÓ THỂ gây ngộ độc và tử vong . Chẳng hạn với mèo nếu cho ăn dài ngày với liều DDT LÀ 0 5mg/kg có thể gây ngộ .độc và với liều lmg/kg có thể gây tử VONG . LIỀU LƯỢNG NÀY RẤT GẦN VỚI LƯỢNG DDT còn sót lại trong lương thực thực phẩm đã được phun DDT 5 ,5% (XEM BẢNG) .
Thực phẩm có phun ÐT 5 ,5%Lượng ÐT còn sót lại (mg/kg)
- Táo0 ,5-1
- Rau xanh0-14 ,8
- Ngũ cốc0 ,7-0 ,8
- Su hào , cải bắp , cà chua , khoai tây , hành lá3 ,6
Như vậy , nếu người ăn các loại lương thực thực phẩm đã được phun DDT VỚI LƯỢNG CÒN SÓT LẠI NHƯ TRÊN VÀ ăn kéo dài thì có nhiều nguy cơ dẫn tới ngộ độc mãn tính . Ðó LÀ ÐIỀU ÐÁNG LO NGẠI BUỘC CÁC NHÀ chức trách phải suy nghĩ và có biện pháp tích cực phòng tránh .
Nhiều công trình nghiên cứu gần đây cho phép khẳng định khả nàng ngộ ÐỘC DDT Ở NHỮNG ÐỨA TRẺ BÚ SỮA MẸ . DDT ÐƯỢC BÀI tiết ra ngoài không chỉ qua đường nước tiểu và phân mà còn qua sữa mẹ . Ở NƯỚC TA , ÐÃ CÓ MỘT số công trình nghiên cứu và cho kết quả nhận xét là : Tất cả các bà mẹ dù CÓ TIẾP XÚC HAY KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI DDT ÐỀU CÓ LƯỢNG DDT TRONG SỮA MẸ RẤT CAO , VÌ DDT xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa , cao hơn rất NHIỀU LẦN SO VỚI LIỀU LƯỢNG CHO PHÉP CỦA OMS (0 ,05ppm) , của Liên Xô (0 ,14ppm) và của Hungari (0 ,13ppm) .
+ 666 : Công thức C6H6CL6 (Hexacloxyclohecxan)
666 kết thành bột không hòa tan trong nước , nhưng hòa tan mạnh trong dung môi hữu cơ . Khác với DDT , Hexacloran gây nhiễm độc mạnh ở SÂU BỌ VÀ ÍT GÂY ÐỘC ÐỐI VỚI ÐỘNG vật máu nóng . Liều gây chết cho thỏ là 900 mg/kg . Hexacloran sau 1 lần dùng vẫn còn tồn tại trong cơ thể một thời gian dài . Khi cho thỏ ăn 1 liều 600mg/kg người ta thấy chất (độc vẫn còn tồn tại trong máu 11 ngày sau . Như vậy các hóa chất bảo vệ thực vật thuộc nhóm Clo hữu cơ bao gồm DDT VÀ 666 ÐỀU CÓ TÍNH TÍCH LŨY LÂU trong cơ thể và là chất gây độc đối với hệ thần kinh trung ương , thường được tích lũy trong các mô mỡ và thải trừ rất chậm . Nó RẤT BỀN VỮNG TRONG NƯỚC , ÐẤT , TỪ ÐÓ GÂY Ô NHIỄM RA NGOẢI MÔI trường một cách lâu dài . Trong thực phẩm đã phát hiện thấy dư lượng cao hóa chất bảo vệ thực vật nhóm Clo hữu cơ trong sữa , sản phẩm chế biến từ sữa , mỡ động vật , cá , trứng . . . Hiện nay nhiều nước đã cấm hoặc hạn chế SỬ DỤNG TRONG . Ở NƯỚC TA DDT VÀ 666 KHÔNG CÒN ÐƯỢC SỬ DỰNG trong sản xuất nông nghiệp nữa mà chỉ còn được dùng trong công tác phong chống dịch như diệt muỗi trong phòng chống sốt rét , chống sốt xuất huyết . . .
Nhóm Lân hữu cơ :
Cũng có tác dụng mạnh đối với côn trùng và thực vật có hại . Hóa chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ thường được dùng với nồng độ thấp , thời gian tồn tại trên cây trồng ngắn và được phân hủy rồi đào thải nhanh khỏi cây trồng . Khi phân hủy , nó thường tạo ra các sản phẩm ít độc hoặc không độc . Ðối với người và gia súc ít có khả năng tích lũy . Thường được đào thải nhanh sau 1-2 tuần .
Ðiều đáng chú ý là hóa chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ có tính chuyển hóa nhanh trong cơ thể động vật có xương sống nên nó thường gây tác dụng độc lên hệ thần kinh , làm tê liệt men axetyl cholinesteraza và gây ngộ độc cấp tính .
Trong nhóm Lân hữu cơ hiện nay thường được dùng nhiều hơn cả là Wolfatox (parathion metyl) , Malathion , Diázinon , Dimethoate (Bi 58 . . .)
III . BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA MỘT NGỘ ÐỘC HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT .
Tùy theo loại thuốc mà biểu hiện lâm sàng có khác nhau . Thường có những hội chứng sau đây :
1 . Hội chứng về thần kinh .
Rối loạn thần kinh trung ương , nhức đầu , mất ngủ , giảm trí nhớ .
RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT NHƯ RA MỒ HÔI . ở mức độ nặng hơn có thể gây tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn đến liệt . Nặng hơn nữa có thể tổn thương đến não , hội chứng nhiễm độc não thường gặp nhất là do thủy ngân hữu cơ sau đó đến lân hữu cơ và clo hữu cơ .
2 . Hội chứng về tim mạch .
Co thắt mạch ngoại vi , nhiễm độc cơ tim , rối loạn nhịp tim , nặng là suy tim . Thường là do nhiễm độc lân hữu cơ , clo hữu cơ và nicotin .
3 . Hội chứng hô hấp .
Viêm đường hô hấp trên , thở khò khè , viêm phổi . Nặng hơn có thể suy hô hấp cấp , ngừng thở . Thường là do nhiễm độc lán hữu cơ và clo hữu cơ .
4 . Hội chứng tiêu hóa - gan mật .
Viêm dạ dày , viêm gan mật , co thắt đường mật . Thường là do nhiễm độc clo hữu cơ , carbamat , thuốc vô cơ chứa Cu , S .
5 . Hội chứng về máu .
Thiếu máu giảm bạch cầu , xuất huyết , thường do nhiễm độc cho , lân hữu cơ carbamat . Ngoài ra trong máu có sự thay đổi hoạt tính của một số men như men Axetyl cholinesteza do nhiễm độc lân hữu cơ . Ngoài ra có thể thay đổi đường máu . Tăng nồng độ axit pyruvic trong máu .
NGOÀI 5 HỘI CHỨNG KỂ TRÊN , NHIỄM ÐỘC HCBVTV còn có thể gây tổn thương đến hệ tiết NIỆU , NỘI TIẾT VÀ TUYẾN GIÁP .
IV . BIỆN PHÁP XỬ LÝ .
- Ðưa ngay nạn nhân ra khỏi khu vực bị nhiễm độc . Cởi bỏ quần áo , lau sạch thuốc còn dính lại trên da nếu là nhiễm độc qua da . Nếu nhiễm độc qua ăn uống phải cho rửa dạ dày ngay , để chậm quá 2 giờ thì không còn hiệu quả nữa .
- Tiêm atropin liều cao l-2mg/1 lần , tùy theo nặng nhẹ mà tiêm tĩnh mạch , bắp , dưới da . Cứ 15-30 phút tiêm nhắc lại cho tới khi bão hòa Atropin thì thôi ( bệnh nhân có biểu hiện mặt hồng , môi khô , mạch nhanh) .
- Cho thuốc lợi niệu , thở ôxy .
- NẾU CÓ ÐIỀU KIỆN THÌ CHO TIÊM PAM (Pyridine-andoxim-iodo-metilat) để hồi phục lại hoạt động CỦA MEN AXETYL CHOLINESTERAZA . TIÊM TĨNH MẠCH , TIÊM 0 , 5-1gam . Nếu chưa đỡ thì tiêm thêm 1 lần nữa . Tổng liều không quá 2 gam .
Tiên lượng nói chung còn tùy thuộc vào lượng thuốc đã ăn uống vào . Có 3 ;khả năng :
Khỏi hoàn toàn không để lại di chứng . Chuyển sang mãn tính ( ít gặp hơn ) TỬ VONG ( ÍT GẶP HƠN )V . BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG .
Ðể chủ động đề phòng ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vặt , bảo vệ môi trường sống , đảm bảo an toàn trong sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật cần thực hiện một số biện pháp sau :
1 . Tăng cường công tác quản lý hóa chất bảo vệ thực vật chặt chẽ của ngành nông nghiệp . Chỉ nhập hoặc sản xuất các loại hóa chất bảo vệ thực vật có hiệu quả cao đối với sinh vật gây hại nhưng ít độc đối với người và động vật
2 . Tăng cường giáo dục và huấn luyện người sừ dụng hóa chất bảo vệ thực vật cá các biện pháp bảo đảm an toàn cho bản thân và người tiêu dùng : Riêng đối với các loại rau quả tươi sử dụng ăn ngay cần phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp sau :
- Tôn trọng và đảm bảo thời gian cách ly qui định cho từng loại hóa chất bảo vệ thực vật trên từng loại rau quả .
- Với rau quả nghi là có khả năng đã bị phun thuốc hóa chất bảo vệ thực vật cần rửa sạch , ngâm nước nhiều lần .
- Với loại rau quả có vỏ , vẫn phải được rửa sạch rồi mới cất bỏ vỏ .
3 . Phối hợp chặt chẽ giữa ngành nông nghiệp với ngành y tế để kiểm tra việc phân phối , sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật .
4 . Quản lý sức khỏe đối với những người có tiếp xúc trực tiếp .
5 . Trang bị phòng hộ đầy đủ .
6 . TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU LÂU DÀI MỨC ÐỘ Ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ra môi trường xung quanh .
Về phương diện vệ sinh nên chọn dùng những loại thuốc ít độc đối với người và gia súc , đồng thời có độ bền vững kém , tích lũy ít trong cơ thể người tiêu dùng và không có khả năng gây ung thư , gây đột biến gen , gây độc đối với bào thai . . . chẳng hạn như dùng Polmetox (DMDT) thay DDT , nó CŨNG CÓ TÁC DỤNG TRỪ SÂU BỆNH NHƯ DDT nhưng không tồn dư trong LTTP . Dùng Sumition thay Wolfatox và Thiophot , độc tính giảm 8-10 lần so với Wolfatox và giảm 40-50 lần so với Thiophot .
Tương lai trong kĩ thuật sinh học người ta đang nghiên cứu sản xuất những loại thuốc chống sâu bệnh từ những nguyên liệu sinh học như côn trùng , vi KHUẨN , SIÊU VI KHUẨN VỪA ÍT NGUY HIỂM VỪA RẺ TIỀN .