10 lời khuyên giúp xương rắn chắc

Việc ăn nhiều trái cây có lợi cho xương

Để có hệ xương vững chắc và ngăn ngừa bệnh loãng xương, bạn nên ăn nhiều trái cây hằng ngày. Khi được hấp thu, các dưỡng chất trong trái cây giúp phục hồi tính kiềm trong cơ thể, giúp xương giữ được canxi.

Sau đây là các hoạt động khác có lợi cho xương:

1. Ăn nhiều rau xanh : Vitamin K có nhiều trong rau xanh đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành xương, khiến xương đậm đặc hơn. Những loại rau giàu vitamin K bao gồm súp lơ xanh, bắp cải, cải Brussel, cải xoắn...

2. Dùng nhiều canxi: Các nghiên cứu cho thấy, canxi rất quan trọng đối với sự phát triển của xương. Các thực phẩm giàu canxi là sữa, bơ, phó mát, trứng, hải sản...

3. Ra ngoài trời nhiều hơn: Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc hấp thu canxi. Hầu hết nhu cầu vitamin D của cơ thể được đáp ứng nhờ ánh sáng mặt trời chiếu vào da. Vì vậy, bạn nên ra ngoài nhiều hơn vào buổi sáng sớm. Ngoài ra, có thể bổ sung chất này từ các thực phẩm như cá trích hun khói, cá mòi, cá hồi...

4. Dùng nhiều magiê: Chất này đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành xương, giúp xương đậm đặc hơn. Magiê có nhiều trong rau lá xanh, quả hạnh, các loại hạt và đậu.

5. Dùng các thực phẩm từ đậu nành: Rất nhiều phụ nữ bị loãng xương khi mãn kinh, lý do chính là thiếu hoóc môn oestrogen. Các thực phẩm từ đậu nành giúp bổ sung isoflavne, một hợp chất tương tự oestrogen, có tác dụng chống loãng xương và các triệu chứng mãn kinh khác.

6.Uống trà: Việc dùng trà thường xuyên giúp giảm nguy cơ loãng xương và rạn nứt xương; nguyên do là trà có nhiều hợp chất tạo xương flanovol.

7. Giảm muối: Một số nghiên cứu cho thấy, việc ăn quá nhiều muối sẽ làm yếu xương.

8. Tập thể dục: Các bài tập đi bộ nhanh, chạy chậm và thể dục thẩm mỹ giúp duy trì sự rắn chắc của xương, chống loãng xương. Nên tập 30 phút/ngày.

9. Dùng thuốc bổ sung tạo xương: Đó là các thuốc dưỡng xương chứa magiê, vitamin K, vitamin D và một số dưỡng chất khác có lợi cho xương (như kẽm, boron...).

Khoa Học & Đời Sống (Theo Observer Food Monthly)

Bài liên quan

Chứng đau cổ họng
Bệnh cảm
©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper