Điều trị thành công nhiều bệnh nhân bị vết loét hàng chục năm

TP - Thời gian qua, Viện Bỏng quốc gia đã điều trị khỏi cho nhiều bệnh nhân bị những vết loét khiến họ ăn không ngon, ngủ không yên hàng chục năm liền. Công nghệ cấy ghép tế bào đã giúp điều trị nhiều bệnh nhân bị loét da hàng chục năm khỏi bệnh http ://www .tienphong .vn/Tianyon/ImageView .aspx?ThumbnailID=154362" width=400 border=1 Hyperlink> Công nghệ cấy ghép tế bào đã giúp điều trị nhiều bệnh nhân bị loét da hàng chục năm khỏi bệnh

Bằng kỹ thuật tiên tiến trong điều trị như nuôi cấy tế bào ,chuyển vạt da , hút áp lực âm . . . Viện Bỏng quốc gia đã thành công trong việc đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhiều bệnh nhân .

Sau gần 20 năm chịu đựng vết loét hành hạ , mới đây bệnh nhân B .Đ .T . đã được các bác sĩ Viện Bỏng quốc gia giải thoát khỏi nỗi đau thể xác và tinh thần .

Trước đó vào năm 18 tuổi , không may anh T . bị chấn thương cột sống dẫn tới liệt . Từ đó cuộc sống của T . gắn liền với chiếc giường , muốn đi đâu T . lại được người thân cho lên xe lăn đẩy đi .

Một thời gian sau , do nằm lâu một chỗ hai bên mông của T . bắt đầu bị trầy xước , rồi loét . Những vết loét ngày một to dần dù đã được người nhà vệ sinh vết thương rất kỹ hàng ngày .

Hai vết loét tiến triển ngày càng nặng trở thành những mô xơ chai nhiễm khuẩn , bốc mùi hôi thối suốt 20 năm . Gia đình đã đưa anh T . đi nhiều bệnh viện để chữa vết loét nhưng không khỏi . Nhờ người quen chỉ dẫn , anh T . được đưa đến Viện Bỏng quốc gia điều trị vết thương đã gắn bó với anh hàng chục năm trời .

Tiến sỹ , Bác sĩ Đinh Văn Hân - Chủ nhiệm Labo nghiên cứu ứng dụng trong điều trị bỏng , cho biết các bác sĩ đã điều trị cho bệnh nhân T . bằng cách cấy ghép tế bào .

Đây là phương pháp mới được áp dụng tại Việt Nam . Với công nghệ này , chỉ cần một phần da rất nhỏ , sau khi nuôi cấy các tế bào da trong môi trường nuôi cấy có thể tạo ra mảnh da với diện tích theo ý muốn để ghép cho bệnh nhân .

Hai lớp tế bào quan trọng nhất làm liền vết thương là lớp tế bào sừng (tế bào biểu mô) và lớp tế bào sợi (tế bào trung bì) . Bác sĩ Hân cho hay để có được các tấm tế bào , trước tiên lấy các tế bào mầm (của tế bào sợi , sừng) đưa vào môi trường nuôi cấy rồi cấy lên các màng nền (có thể bằng silicon , collagen , màng polymer . . .) tạo thành một giá đỡ cho các tế bào da bám vào phát triển , kích thích quá trình tăng sinh mạch máu tổn thương , tiết ra hoạt chất làm liền vết thương .

Bằng phương pháp này , có khi chỉ sau một tuần đã có thể ghép tấm tế bào này lên vết thương , sau đó các tế bào da (sừng , sợi) sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi lành vết thương . Chỉ sau ba tháng điều trị , vết loét ở hai bên mông của bệnh nhân T . đã biến mất .

GS .TS Lê Năm – Giám đốc Viện Bỏng quốc gia cho biết , phần lớn bệnh nhân bị loét là do tai nạn giao thông dẫn tới liệt . Vết thương phần mềm này còn gặp ở những người già nằm một chỗ lâu ngày , hoặc người bị dị ứng gây loét lở , bệnh nhân tiểu đường , suy tĩnh mạch , viêm tĩnh mạch , suy van tĩnh mạch , vết bỏng lâu lành , bệnh về hệ thống miễn dịch da . Đặc biệt , khá nhiều bệnh nhân bị ung thư phải xạ trị dẫn tới loét .

Bệnh nhân N .T .N (55 tuổi , ở Hà Nội) bị ung thư vú phải cắt bỏ một bên vú từ năm 1998 và được chiếu tia xạ . Sau khoảng sáu tháng chiếu tia xạ tại Bệnh viện K (Hà Nội) chị phát hiện thấy bên hõm nách , nơi được chiếu tia xạ có một vết thương nhỏ .

Theo thời gian , vết thương cứ to dần và sâu hơn . Cùng với sự phát triển của vết loét chị ngày càng bị nỗi đau hành hạ , đêm không ngủ được , phải nhờ đến thuốc ngủ . Gia đình đã đưa chị N . đi khám tại nhiều bệnh viện lớn trong nước nhưng không đâu chữa khỏi .

Mang vết thương gây đau đớn ngày đêm trên người , chị lại sang tận Thái Lan , Singapore chữa bệnh với hy vọng sẽ chấm dứt được những ngày kinh hoàng bị vết thương hành hạ . Nhưng kết quả vẫn là số không . Gần 10 năm chung sống với vết loét , chị N . không nhớ nổi đã uống bao viên thuốc giảm đau , kháng sinh . . .

Sau này khi đến Viện Bỏng quốc gia , các bác sĩ cho biết nếu để thêm một thời gian nữa , vết thương sẽ ăn sâu vào cơ thể làm lộ dây thần kinh cánh tay , liệt tay và bục động mạch nách dẫn tới truỵ tim và tử vong .

Tại Viện Bỏng quốc gia , các bác sĩ đã dùng phương pháp chuyển vạt da để điều trị vết thương cho bệnh nhân này . Sau một tháng chị N . không còn bị đau nữa , cánh tay phục hồi dần sau nhiều năm chịu cực hình .

GS .TS Lê Năm khuyến cáo những bệnh nhân bị ung thư phải tia xạ khi thấy xuất hiện vết loét cần đến cơ sở chuyên khoa khám ngay , không tự ý chữa tại nhà vì dễ khiến vết thương tiến triển theo chiều hướng xấu .

Theo bác sĩ Hân nếu để vết loét lâu không điều trị sẽ viêm nhiễm kéo dài khiến cơ thể mất dịch , mất chất dinh dưỡng và suy kiệt . Trường hợp cơ thể có sức đề kháng kém sẽ dẫn tới viêm phổi , viêm đường tiết niệu .

Thái Hà

Orginal Source  ;  ;

Bài liên quan