Bị nghẹn (nghẽn)

Vật thể lạ mắc sâu trong cổ họng có thể là chắn ngang họng hoặc làm cơ bắp co giật. Điều này được gọi là sự nghẹt hay nghẽn (chocking). Người lớn có thể bị nghẹn do nhai thức ăn không kỹ hay nuốt quá vộitrẻ em thì thích đưa mọi cái vào trong miệng, kẹo làm bằng mật đường là nột nguy cơ điển hình.

Cách nhận biết

  • Khó nói và khó thở.
  • Và có thể kèm theo các triệu chứng sau.
  • Da tái xanh (cyanosis).
  • Các cử chi của nạn nhân - chỉ tay vào họng hay ôm lấy cổ.

Cách chữa trị

Lấy vật cản ra và phục hồi nhịp thở bình thường.

Đối với người lớn

  • Trấn tĩnh nạn nhân. Gập người nạn nhân ra phía trước để đầu thấp hơn ngực.
  • Vỗ mạnh 5 lần lên lưng nạn nhân chỗ giữa 2 xương vai.
  • Nếu vỗ lưng như vậy không có hiệu quả, hãy thử dùng sức ấn xuống bụng. Một lực đẩy bất ngờ lên cơ hoành sẽ nén ngực lại và có thể đẩy vật cản ra.
  • Nếu vật cản vẫn chưa ra, hãy thử thêm 4 lần nữa sau đó, cứ sau lần vỗ vào lưng thì có tới 5 lần ép bụng.

Đối với trẻ em

  • Đặt người trẻ vắt ngang đầu gối bạn, để đầu trẻ cúi xuống. Vỗ vào giữa hai xương vai nhưng vỗ nhẹ hơn so với người lớn.
  • Nếu không có kết quả thì hãy dùng cách ép bụng (chỉ khi nào bạn đã được huấn luyện thao tác với trẻ). Mặt khác, hãy bắt đầu hô hấp nhân tạo.
  • Đặt em bé xuôi theo cánh tay bạn. Vỗ vào chỗ giữa 2 xương vai, vỗ nhẹ hơn so với người lớn.
  • Nếu bé trở nên bất tinh, thì bắt đầu tiến hành hô hấp nhân tạo.
  • Không được dùng phương pháp ấn bụng cho trẻ.

Đối với nạn nhân bất tỉnh

  • Bất tỉnh có thể làm cho cơ bắp co giật ít đi, do đó trước tiên là phải kiểm tra xem nạn nhân có thể thở được hay không. Nếu không thở được thì xoay người nạn nhân xuống và vỗ khoảng 4-5 cái vào giữa hai xương vai.
  • Nếu nạn nhân bắt đầu thở bình thường thì đặt nạn nhân ở tư thế dễ hồi sức và gọi cấp cứu. Kiểm tra và theo dõi nhịp thở và mạch đập của nạn nhân sau mỗi 10 phút.
  • Nếu nạn nhân không bắt đầu thở lại quay số 115 gọi cấp cứu và bắt đầu hô hấp nhân tạo.

Bài liên quan

Điện giật, sét đánh
Bỏng