Viêm tắc thanh quản

Thuật ngữ này dừng để chỉ các chứng gây khó thở ở trẻ em do khí quản và thanh quản bị viêm. Viêm tắc thanh quản có thể gây cảm giác sợ hãi nhưng hầu như luôn luôn qua khỏi mà không gây tác hại lâu dài. Bệnh thường xảy ra vào ban đêm và có thể tái diễn trước khi trẻ bớt vật vã.

Nếu cơn bệnh vẫn tiếp diễn ngày càng trầm trọng thêm và thường kèm theo sốt thì hãy gọi cấp cứu. Hiếm khi trẻ bị viêm nắp thanh quản (bệnh này rất hiếm). Khi bị bệnh này, nắp thanh quản ở cổ họng bị viêm và sưng lên; đôi khi sưng nhiều quá đến nỗi làm nghẽn hoàn toàn khí đạo. Do đó trẻ cần chăm sóc y tế khẩn cấp.

Cách nhận biết

Trẻ thở yếu.

Và có thể kèm theo các triệu chứng sau:

  • Ho ngắn và lớn tiếng.
  • Thở vào nghe như có tiếng ngáy và huýt sáo.
  • Da tái xanh (cyanosis).
  • Trong các trường hợp nghiêm trọng, trẻ sẽ vận động các cơ quanh mũi, cổ và cánh tay để cố thở.

Nghi ngờ viêm nắp thanh quản nếu:

  • Trẻ ngồi thật thẳng, rõ ràng đang bị nguy cấp về đường hô hấp.
  • Trẻ sốt cao.

Cách chữa trị

Nhưng điều cần làm:

  • An ủi, động viên trẻ.
  • Xin chỉ dẫn về y tế.
  • Không được đụng các ngón tay bạn vào cổ họng trẻ. Điều này có thể gây co giật làm nghẽn khí đạo.
  • Không được sầu não. Điều đó sẽ làm trẻ lo âu sợ hãi và bệnh tình càng tồi tệ hơn.
  • Đặt trẻ ngồi dậy, giữ lưng trẻ và làm cho trẻ an tâm.
  • Bảo trẻ hít hơi nước vào để dễ thở. Mang trẻ vào nhà tắm hay nhà bếp, mở vòi nước nóng. Cố tạo bầu không khí ẩm ướt ở phòng cho trẻ nghỉ ngơi để có thể ngăn chặn cơn bệnh sẽ tái diễn trở lại.
  • Gọi bác sĩ hoặc nếu bệnh nặng quá hãy quay số 115 để gọi cấp cứu.

Bài liên quan

Điện giật, sét đánh
Bỏng
©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper